Thông Tin Báo Chí Về Ma Túy

  1. Lưu ý khi cai rượu bằng thuốc

  2. TÁC HẠI MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG HOANG TƯỞNG - CỎ MỸ

  3. Nghi vấn nam thanh niên bị loạn thần sau khi sử dụng cỏ Mỹ

  4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN RƯỢU

  5. VTV6 - Điểm nóng - Có những sự "trở về" như thế

  6. VNExpress - Một số tài xế container sử dụng ma túy

  7. Dân trí - ​Bi hài chuyện những gã “ngáo đá” nổi tiếng đất cảng

  8. Sức khỏe & Đời sống - Bóc trần sự thật về thuốc cai nghiện rởm giá “trên trời” bán tại Sài Gòn

  9. SGTT - Bán thuốc cai nghiện ma túy dễ như bán... Viagra

 10. Người đưa tin - Cai nghiện qua mạng, nhanh đến… suýt chết

 11. Người đưa tin - Rước họa vì thuốc cai nghiện trên mạng

 12. SGPP - Cai từ tại gia cai qua... điện thoại

 13. SGGP - Cai chưa xong, đã nghiện thuốc

 14. Sức khỏe và đời sống - Tư vấn cai nghiện ma túy “chui”: ... Cho không lấy, thấy không chơi (?!)

 15. ANTD - Giết vợ xong ngồi canh xác chờ công an đến… cứu

 16. HTV7 - Các bác sĩ nói gì

 17. HTV7 - Các bác sĩ nói gì

 18. Kỹ năng TƯ VẤN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 19. VTV9 - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU ...

 20. VNEXPRESS - Xác cô gái lõa thể trong biệt thự

 21. VNEXPRESS - Những bí mật khi xóa sổ điểm thác loạn bậc nhất đất Cảng

 22. VNEXPRESS - Trùm ma túy khét tiếng thế giới bị bắt

 23. Cai nghiện - ​Cha nghiện rượu, con ám ảnh vì tiếng khóc của mẹ suốt năm tháng tuổi thơ

 24. Tiền Phong - Vào Viện Sức khỏe tâm thần nghe chuyện rượu

 25. BSTT - Lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến loạn thần

 26. Chính phủ - Đệ tử lưu linh thấy rắn rết bò lổm ngổm khắp mình

 27. SGGP - Xe vi phạm giao thông chở ma túy “khủng”

 28. VNEXPRESS - Bé gái 5 tuổi một mình chăm cha nghiện rượu

 29. Phụ nữ Online - Sống trong sợ hãi

 30. TGCM - Bi kịch của kẻ nghiện rượu

 31. CAND - ​Con nghiện rượu hành hung mẹ đẻ

 32. Lao động - ​Ma túy “ăn thịt người” kinh khủng nhất thế giới

 33. VNEXPRESS - Tiến trình hủy diệt con người nhanh chóng của ma túy

 34. SGGP - Hiểu để phòng, chống ma túy hiệu quả

 35. Nhận biết và đánh giá các vấn đề liên quan đến rượu

 36. Báo mới - Điều trị nghiện rượu như thế nào?

 37. Người đưa tin - Tuyệt tự vì mê đắm trong 'cõi lưu linh'

 38. ANTĐ - Nghiện rượu và những hệ luỵ

 39. Dân trí - Chồng lấy xăng thiêu sống vợ ngay tại nhà

 40. CAND - ​Chống nghiện rượu - kế hoạch hàng đầu của nước Nga

 41. CATP - Điên vì nghiện rượu

 42. VietNamNet - Tâm thần, tự sát vì rượu dịp Tết

 43. Tuổi trẻ - Không uống không... chịu được

 44. Lao Động - Có thể cai rượu bằng thuốc?

 45. SK&ĐS - Lưu ý khi cai rượu bằng thuốc

 46. PNO - Thương con “ngáo đá”, mẹ gánh hậu quả

 47. HTV7 - Vì cuộc sống cộng đồng

 48. HTV9 - Điều kỳ diệu của sự yêu thương

 49. Trị liệu gia đình

 50. TIN MỚI - Cận cảnh khuôn mặt biến dạng theo thời gian vì nghiện ma túy

 51. HTV - Hoa cuộc sống

 52. Cận cảnh khuôn mặt biến dạng do sử dụng ma túy

 53. Nghệ An: Triệt phá đường dây ma túy lớn từ Lào về Việt Nam

 54. Bài 4 - Sàng lọc - Đánh giá và lập kế hoạch cho người nghiện ma túy

 55. Bài 5 - Các dịch vụ phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy

 56. Vai trò công tác tư vấn và trị liệu tâm lý trong cai nghiện - phục hồi cho người nghiện ma túy

 57. Hải Phòng: Triệt phá đường dây sản xuất ma túy giả

 58. 6 người chết ở quán karaoke: Nạn nhân dương tính với ma túy

 59. Con trai trùm ma túy sa lưới

 60. 204.377 người nghiện chỉ bắt đi cai được... 33

 61. Không thể đưa người nghiện đi cai, tội phạm TP HCM đang tăng

 62. Tràn lan người nghiện 'xin đểu' tại trung tâm TP HCM

 63. Hải Phòng: Hàng trăm học viên cai nghiện tràn ra phố

 64. Giấu cần sa trong khung, lốp và thùng nhiên liệu

 65. Tổng quan về điều trị lệ thuộc chất dạng thuốc phiện theo GS Robert Ali

 66. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp điều trị lệ thuộc heroin hoặc thuốc phiện

 67. Nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) và các phương pháp điều trị ở Việt Nam

 68. Kết quả triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Tp Hải Phòng

 69. CAND - Một ổ buôn ma túy lớn không ngờ

 70. CAND - Công điện của Bộ trưởng Bộ Công an về mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

 71. CAND - Giết người yêu vì ảo giác

 72. SGGP - Chung tay phòng, chống ma túy

 73. Người lao động - Cai nghiện tại gia: Khó trăm bề!

 74. Người lao động - Thách thức với Methadone

 75. SGGP - Hiểu để phòng, chống ma túy hiệu quả

 76. SGGP - Phá đường dây buôn bán ma túy từ Lào về Việt Nam, thu giữ 120.000 viên ma túy tổng hợp

 77. VNEXPRESS - 66 người trong đường dây buôn heroin đối mặt án tử hình

 78. VNEXPRESS - Bên trong làng ma túy số một Trung Quốc

 79. VietNamNet - Gã nghiện sát hại dã man người yêu đang mang thai

 80. VNEXPRESS - Xác cô gái lõa thể trong biệt thự

 81. VNEXPRESS - Những bí mật khi xóa sổ điểm thác loạn bậc nhất đất Cảng

 82. VNEXPRESS - Trùm ma túy khét tiếng thế giới bị bắt

 83. Cai nghiện - ​Cha nghiện rượu, con ám ảnh vì tiếng khóc của mẹ suốt năm tháng tuổi thơ

 84. Tiền Phong - Vào Viện Sức khỏe tâm thần nghe chuyện rượu

 85. BSTT - Lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến loạn thần

 86. Chính phủ - Đệ tử lưu linh thấy rắn rết bò lổm ngổm khắp mình

 87. SGGP - Xe vi phạm giao thông chở ma túy “khủng”

 88. VNEXPRESS - Bé gái 5 tuổi một mình chăm cha nghiện rượu

 89. Chính phủ - Rượu bia và hệ lụy: Câu chuyện từ gia đình đến pháp đình

 90. Người lao động - Tan nát gia đình vì rượu

 91. Phụ nữ Online - Sống trong sợ hãi

 92. TGCM - Bi kịch của kẻ nghiện rượu

 93. CAND - ​Con nghiện rượu hành hung mẹ đẻ

 94. VNEXPRESS - Hàng loạt lái xe khách nghiện ma túy

 95. PLXH - Tội ác khó dung của gã chồng nghiện rượu

 96. PNO - Ký ức buồn

 97. Thông tin báo chí về cai nghiện rượu

 98. PLVN - Bàng hoàng: cháu giết bà trong cơn nghiện rượu

 99. Thanh niên - Loạn thần do rượu

100. Lao động - ​Ma túy “ăn thịt người” kinh khủng nhất thế giới

Người đưa tin – Rước họa vì thuốc cai nghiện trên mạng

Rước họa vì thuốc cai nghiện trên mạng

Người dùng tin vào sự thần diệu của thuốc cai nghiện được quảng cáo rùm beng trên mạng mà không biết rằng nguy hiểm đang rình rập.

Rước họa vì thuốc cai nghiện trên mạng


Người dùng tin vào sự thần diệu của thuốc cai nghiện được quảng cáo rùm beng trên mạng mà không biết rằng nguy hiểm đang rình rập.


Lần theo một địa chỉ được quảng cáo trên mạng, PV liên hệ được với một người tên Loan (Quận Gò Vấp, TP.HCM).Chị này cho biết thì chị ta là đầu mối cung cấp đủ loại thuốc cai nghiện và chống tái nghiện, hầu như tất cả các loại thuốc cai và chống tái có trên thị trường thì chỗ Loan đều có. Loan quảng cáo thêm: tùy vào mức độ nghiện và giá thuốc mà có nhiều loại với nhãn hiệu và chất lượng khác nhau.



Không chỉ riêng địa chỉ trên, hàng loạt các địa chỉ, trung tâm khác cũng quảng cáo, rao bán thuốc cai và chống tái nghiện một cách tràn lan. Tại một địa chỉ khác, thuốc được quảng cáo một cách đầy “thân thiện”:


“Từ sự thành công của chính người thân trong gia đình, tôi muốn giới thiệu các bệnh nhân một phương thuốc cai ngiện ma túy tại nhà êm dịu không vật vã. Nó còn không có chất gây nghiện, không cần cắt cơn trước khi cai, không đau nhức cơ bắp, tiêu chảy, hay triệu chứng ngứa trong xương (dị cảm), không gây mất ngủ, chán ăn trong khi dùng thuốc...


Song song việc dùng thuốc bệnh nhân có thể lao động, học tập và sinh hoạt cùng gia đình. Phương thuốc đã mang lại cuộc sống mới cho hơn 3.000 bệnh nhân tại Thái Lan khi bài thuốc được mang ra thử nghiệm lâm sàn, mức độ thành công có thể đạt tới 97%”.


Người bán hàng của trang web này cho biết thuốc chống tái nghiện có tên Depade, 30 viên, giá 2,9 triệu đồng/hộp. Thuốc chống tái nghiện Arbenil nhập từ Thụy Sĩ và Depade từ Mỹ, giá mỗi viên 40.000-45.000 đồng. Người bán hàng còn quảng cáo có hàng xách tay từ Mỹ về, và hàng từ bệnh viện tuồn ra.


Than thở với PV, chị Nguyễn Phương Thảo (nhà ở phường 5, quận 3, TP.HCM) cho biết: chồng chị là anh P. đã nghiện ma túy từ trước khi cưới, còn nghiện từ bao giờ thì chị không biết. Đến nay, sau khi đã cưới nhau được gần chục năm, không biết bao nhiêu lần đi trung tâm mà vẫn không cai được.


Gần đây nghe bạn bè mách bảo các loại thuốc cai nghiện được bán rất nhiều trên mạng. Thế là chị liền lần mò lên mạng tìm được một địa chỉ quảng cáo khá hấp dẫn. Vậy là 2 vợ chồng dắt nhau đến.


Tại đó vợ chồng chị tiếp tục được nghe một loạt các tư vấn chỉ dẫn đúng kiểu quảng cáo. Thôi thì “có bệnh thì vái tứ phương”, chị cũng bỏ ra 2,5 triệu mua thuốc cắt cơn và thuốc chống tái nghiện cho chồng.


Dùng được chưa đầy 3 ngày thì anh gần như nằm bẹp dí trên giường, đầu óc mê man li bì. Có lúc vừa uống thuốc xong được 15 phút thì bị co giật sùi bọt mép. Đến lúc đấy cả nhà mới đưa anh P. lên bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ khám xong thở dài thườn thượt bảo: “May mà đưa đến sớm”.


Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Giám định Tâm thần TP.HCM, trong trường hợp người cai có sức khỏe bình thường và mới bắt đầu nghiện thì không cần phải sử dụng bất kỳ thuốc cắt cơn nào.


Nếu có nghị lực quyết tâm cai thì trong khoảng vài ba ngày, những người này hoàn toàn có thể vượt qua cơn “đói” thuốc. Đến lúc này việc quan trọng nhất là phải có những biện pháp để giúp họ chống tái nghiện.


Bên cạnh đó việc điều trị cắt cơn hoặc chống tái nghiện luôn đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc y tế chặt chẽ. Thuốc cai nghiện không thể coi như một loại thực phẩm chức năng, cứ ra tiệm thuốc mua về sử dụng.


Chúng ta cần phải rất thận trọng vì nếu sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ còn có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng người được cai nghiện.


Loạn thuốc trên mạng

Hiện Cục Quản lý Dược mới chỉ cấp phép cho hai loại thuốc chống tái nghiện là Notexon và Natrex 50. Tuy nhiên, chỉ cần ngồi ở nhà vào google gõ ba chữ “thuốc cai nghiện”, “chống tái nghiện” trên màn hình hiện ra hàng loạt thuốc khác nhau được quảng cáo rầm rộ trên các trang web. Điều đó đủ để cho thấy trên thị trường những loại thuốc cai, chống tái nghiện trôi nổi, được bán tràn lan, náo loạn đến mức nào. Nghiêm trọng hơn trên các trang web này, ngoài công dụng của thuốc, người bán không khuyến cáo gì về các triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phạm Khoa

SGPP – Cai từ tại gia cai qua… điện thoại

Cai từ tại gia cai qua... điện thoại


Cai nghiện ma túy là vấn đề được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, hiện không ít gia đình và người nghiện thiếu kinh nghiệm và hiểu biết dẫn đến kết quả cai nghiện không thành công, thậm chí còn gây ra những hậu quả khó lường… Bên cạnh đó, một số bác sĩ, lương y bị biến chất đã và đang lợi dụng việc cai nghiện để bán thuốc, tổ chức cai nghiện chui… Hậu quả là gia đình và người nghiện đã khổ càng thêm khổ.


Cắt cơn là xong?

Trong vai người nghiện đi tìm bác sĩ về cai tại gia đình, người đầu tiên chúng tôi tìm đến là bác sĩ Mai Thanh Long. Bác sĩ Long khẳng định mình đang công tác tại bệnh viện N.A. (quận 8). Thay vì gặp bệnh nhân trao đổi thông tin và tư vấn cho chúng tôi cụ thể về quy trình, lập hồ sơ, làm xét nghiệm HIV, kiểm tra chức năng gan, thận thì với lý do chuẩn bị tới giờ cho thuốc bệnh nhân, bác sĩ Long đã “vào đề” ngay lập tức: “Việc cắt cơn, cai nghiện có thể thực hiện bằng 2 cách, hoặc vào trung tâm (Trung tâm Nhân Ái, đường Cao Lỗ, quận 8) hoặc tại gia. Giá cắt cơn tại gia 7 triệu đồng, tại trung tâm là 10 triệu đồng. Thủ tục đầu tiên là đóng 50% kinh phí (3,5 hoặc 5 triệu đồng), sau 3 ngày cắt cơn gia đình sẽ phải đóng số tiền còn lại”.


Một số loại biệt dược chống tái nghiện ma túy được rao trên mạng.


Khi chúng tôi hỏi rõ việc cắt cơn và chống tái nghiện như thế nào thì bác sĩ Long cho biết việc cắt cơn có thể áp dụng nhiều cách, có thể cai khô, dùng thuốc ngủ hoặc bằng nhiều loại thuốc chuyên biệt khác trong từng trường hợp cụ thể. Còn về thuốc chống tái nghiện có thể dùng Danapha Natrex (Naltrexone) hoặc Rivea (thuốc của Pháp) tùy theo điều kiện của gia đình. Lấy cớ cai nghiện tại gia sẽ không được cấp giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện như ở cơ sở, chúng tôi tạm rút êm.


Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hình thức cai nghiện tại gia là hình thức cai chui. Bác sĩ Lê Minh Hải, Trưởng phòng Quản lý dịch vụ y tế Sở Y tế TPHCM, cho biết, đến nay Sở Y tế TPHCM chưa cấp phép hoạt động cai nghiện tại gia cho bác sĩ, chỉ cho phép cai nghiện tại các trung tâm, cơ sở cai nghiện có đầy đủ trang thiết bị máy móc và có các bác sĩ chuyên môn về tâm lý, y tế… Việc cai nghiện phải tuân thủ các quy trình quản lý chặt chẽ mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, quá trình sử dụng các loại thuốc cắt cơn, giải độc có thể gây phản ứng nên bệnh nhân phải có bác sĩ trực bên cạnh và có trang thiết bị cần thiết để có thể cấp cứu người bệnh khi tai biến xảy ra.


Không riêng ở TPHCM, nhiều địa phương khác cũng có không ít bác sĩ cai nghiện chui. Thậm chí, dù cai nghiện chui nhưng bác sĩ Trần Thị Hồng Thu (ngụ tại Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) rêu rao: “Cai nghiện với tinh thần quyết tâm và sự hỗ trợ hiệu quả, trách nhiệm của chúng tôi, nhất định bạn sẽ nói “không” với ma túy một cách dễ dàng “cho không lấy, thấy không chơi””.


Nhưng khi tìm hiểu phòng cai nghiện của bác sĩ mới thực sự bất ngờ về “tinh thần và trách nhiệm” của bác sĩ Thu. Không cần gặp bệnh nhân, không cần thăm khám, bệnh nhân có thể được cai nghiện qua “đường bưu điện” bằng cách mua thuốc cắt cơn trong vòng 15 ngày với giá 1,2 triệu đồng. Sau đó có thể dùng các thuốc chống tái nghiện tùy theo lựa chọn của gia đình như Natrex, Rivea, Depade, Abernil… Nếu gia đình muốn cai nghiện tại trung tâm thì giá cao hơn.


Khi nghe chúng tôi hỏi về việc uống thuốc như thế có nguy hiểm gì không, bác sĩ Thu trấn an: “Tôi là bác sĩ, tôi làm công tác cai nghiện tại bệnh viện tâm thần ban ngày và trung tâm cai nghiện tư nhân (đều ở Hà Nội). Anh cứ mua thuốc về uống, chỉ cần chuyển tiền qua tài khoản của tôi rồi cho địa chỉ tôi sẽ gửi thuốc và hướng dẫn sử dụng qua đường bưu điện, đảm bảo cai nghiện dễ dàng”.


Thuốc cai, mua đâu cũng có
​Các chất Buprenorphine (trong Subutex) và Flunitrazepam (trong Rohypnol 1mg) đều là chất ma túy được ghi tại danh mục II, danh mục III, Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 1-10-2001 và NĐ/163/2007/NĐ-CP ngày 1-10-2001 ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất gây nghiện, do đó, nằm trong quy định cấm buôn bán, tàng trữ. Trong những trường hợp cần thiết việc sự dụng phải được giám sát theo chỉ định của bác sĩ.
 

Tại Việt Nam, hiện Bộ Y tế chỉ mới cho phép sử dụng 2 loại thuốc chống tái nghiện là Methadone và Naltrexone (Danapha Natrex 50), còn các dạng thuốc phiện như Subutex, Mooc-phin, Sedusen, hay các loại thuốc chống tái nghiện như Revia, Depande, Arbenil… đều chưa được cấp phép sử dụng vì khả năng gây nghiện, gây ngộ độc cao, thậm chí dễ bị đối tượng nghiện ma túy sử dụng bằng đường tiêm chích.


Kể cả đối với Danapha Natrex 50, khi sử dụng cũng phải tuân thủ nhiều quy định, phải theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ đúng phác đồ điều trị, nếu không sẽ gây hội chứng cai, có thể khiến người bệnh tử vong.


Thuốc cũng không được sử dụng cho phụ nữ mang thai (có khả năng gây quái thai), người bị tâm thần, người bị suy gan, suy thận… Tuy nhiên, các loại thuốc này đang được bán và sử dụng tùy tiện.


BS Trần Thị Hồng Thu rao bán thuốc cai nghiện, chống tái nghiện với nhiều mức giá.


Khi nghe chúng tôi hỏi mua Subutex, bác sĩ Thu cho biết, giá mỗi viên Subutex 700.000 đồng. Nếu mua với số lượng nhiều (20 viên trở lên) sẽ giảm giá. Khi nghe tôi cho biết đang ở TPHCM, bác sĩ Thu liền nhắn tên, địa chỉ và số tài khoản ngân hàng và nói: “Em cứ chuyển tiền vào tài khoản này sẽ nhận được thuốc qua đường bưu điện”. Lấy lý do việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ để từ chối mua, tôi liền được bác sĩ Thu trấn an: “Cứ mua đi, tôi chỉ cách cho sử dụng. Cứ bẻ thuốc ra làm 4, mỗi lần ngậm 1/4 viên, đặt vào dưới lưỡi”.


Cũng qua điện thoại, bác sĩ Thu còn hướng dẫn nếu muốn cai hẳn ma túy thì sau khi sử dụng Subutex một thời gian có thể chuyển sang dùng Natrex, Rivea, Cedemex, Depande hoặc Abernil để chống tái nghiện với giá từ 30.000 - 45.000 đồng/viên. Tương tự, bác sĩ Long, ngoài việc nhận cai nghiện tại gia cũng rao bán thuốc cai nghiện, chống tái nghiện Natrex 50 và Revia.


Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại một số cửa hàng dược phẩm tại TPHCM cũng có bán “hàng xách tay” là các loại thuốc cấm như Contrama, Topaglic, Rivea, Subutex. Thậm chí trên đường Châu Văn Liêm (quận 5, TPHCM) khi tôi hỏi mua Subutex, một phụ nữ bán thuốc lá, thuốc kích dục lấy ra một viên thuốc màu trắng cho biết giá 800.000 đồng/viên.


Tiến Đạt

SGGP – Cai chưa xong, đã nghiện thuốc


Cai chưa xong, đã nghiện thuốc


Cai nghiện ma túy không đơn thuần chỉ cắt cơn, giải độc mà phải tuân thủ chặt chẽ những điều kiện về sức khỏe, tâm lý, hoàn cảnh của người bệnh thì mới có hiệu quả và tránh được những tác hại khó lường do độc tính của thuốc gây ra. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình do thiếu hiểu biết, tự ý sử dụng bừa bãi thuốc cắt cơn, chống tái nghiện dẫn đến việc tiền mất tật vẫn mang.


Hoạt động Trung tâm cai nghiện Thanh Đa

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa với học viên phân xưởng mộc - đồ gỗ mỹ nghệ.



Càng cai càng nghiện

Sau khi gói ghém hành lý chuẩn bị đưa con ra Hà Nội để vào trung tâm cai nghiện, ông Tùng buồn bã cho biết: “Nhà có thằng con trai một, nên được nuông chiều từ nhỏ. Lớn lên càng hư hỏng, không chịu học hành, chỉ lo đua đòi với đám bạn xấu rồi nghiện ngập”. Khi biết sự tình, vì e ngại họ hàng, làng xóm biết nên thay vì đem con đi cai nghiện ở trung tâm, ông Tùng mời một lương y khá có tiếng ở địa phương đến nhà cai nghiện cho con.


Kết quả, sau một thời gian, con ông Tùng không còn sử dụng ma túy nhưng lại chuyển sang nghiện thuốc cai nghiện. Thậm chí, do nhu cầu sử dụng thuốc “ngậm” ngày càng cao nên nhiều lúc “đói thuốc”, con ông Tùng lại giấu gia đình pha thuốc ngậm với nước cất để chích như chích ma túy cho đủ độ phê. “Tưởng họ cắt cơn, cai nghiện cho con mình bằng thuốc đặc trị, ai ngờ họ dùng thuốc ngậm Subutex”, ông Tùng cay đắng nói.


Không muốn ồn ào và giữ tiếng cho con nên gia đình phải “ngậm đắng nuốt cay” tạm biệt lương y này để tìm thầy khác. Không ngờ trong quá trình chống tái nghiện với thầy thuốc mới con ông Tùng lại lén lút “chơi” ma túy. Hậu quả, thuốc chống tái nghiện Naltrexone khi gặp phải ma túy đã gây ra hội chứng cai “vật” cho con ông Tùng một trận thừa chết thiếu sống. May mà gia đình ông Tùng kịp thời đưa con vào bệnh viện cấp cứu. Cuối cùng ông Tùng chọn cách đưa con ra Hà Nội, vào một trung tâm cai nghiện.


Anh Nguyễn Việt Cường (ở Nghệ An) có người em nghiện heroin, nghe giới thiệu có ba loại thuốc cai nghiện là: Methadone, Buprenorphine, Naltrexone, nên anh Cường đi tìm mua. Không ngờ bị người khác lừa bán cho thuốc giả với giá cắt cổ: 10 triệu đồng một hộp Naltrexone 28 viên. “Kết quả uống hết thuốc em tôi vẫn không cai nghiện được, mà còn nghiện nặng hơn làm tôi lẫn gia đình, họ hàng luôn phải lo lắng, xót xa và đớn đau vô cùng”, anh Cường tâm sự.



Cần tuân thủ các phương pháp khoa học
 
* Hiện nay ở TPHCM,nhiều điểm cai nghiện bằng Methadone đã được đưa vào thí điểm. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều người vừa sử dụng Methadone vừa thỉnh thoảng dùng ma túy. Theo nhân viên một cơ sở điều trị Methadone ở TPHCM, trong thời gian qua, trung tâm đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp tái sử dụng ma túy. Ước tính có khoảng 15% đối tượng cai nghiện thỉnh thoảng “nhảy dù” để thỏa mãn cơn thèm ma túy. Theo kết quả khảo sát của một bác sĩ khác chuyên khoa về cai nghiện cũng cho thấy có tới 75% người sử dụng Methadone vẫn sử dụng ma túy.
 

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa TPHCM thừa nhận, trong lĩnh vực cai nghiện có nhiều bác sĩ rất có lương tâm, nhưng cũng không ít người lợi dụng nghề để làm bậy.


“Cắt cơn, giải độc” không phải qua quy trình điều trị thực sự đối với cai nghiện ma túy, đó chỉ là khởi đầu cho một quá trình cai nghiện lâu dài, liên tục. Thế nhưng, hiện nay nhiều nơi vẫn mập mờ việc cai nghiện với cắt cơn.


Ngoài ra, việc dùng thuốc cai nghiện, chống tái nghiện chủ yếu để hỗ trợ người nghiện trong việc giảm thiểu phản ứng của hội chứng cai, giảm triệu chứng thèm ma túy. Vì vậy, điều kiện để cai nghiện thành công là phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của người nghiện.


Phương pháp điều trị cai nghiện ma túy ngoài việc uống Naltrexone để “quên” ma túy, còn cần giải quyết vấn đề xuống cấp rối loạn nhận thức, những mâu thuẫn nội tâm, phục hồi tổn thương não bộ cho người bệnh bằng liệu pháp tâm lý trị liệu, liệu pháp tâm lý - xã hội, thể dục thể thao và cách ly môi trường ma túy, cải thiện về thể trạng… thì mới thành công. Còn nếu cứ cắt cơn thì việc tái nghiện là điều không tránh khỏi.



Phải tạo sức đề kháng cho người nghiện

Mở rộng vấn đề, bác sĩ Duy cho biết, cai nghiện ma túy còn đòi hỏi tính khoa học. Trong khi đó, việc cai nghiện tại gia, cai nghiện trong cộng đồng của chúng ta vẫn còn thiên về tình cảm hơn là lý tính, khoa học. Cán bộ tư vấn phần lớn chỉ có tấm lòng, tình thương nhưng không có chuyên môn nghiệp vụ về tâm sinh lý của người nghiện, nên khó tư vấn đúng. Nếu muốn giúp người nghiện từ bỏ, lánh xa ma túy, chúng ta phải giúp họ ổn định về tâm sinh lý, môi trường lành mạnh để góp phần giảm thiểu nguy cơ tái nghiện, cũng như tạo cho người nghiện có được sức đề kháng trước những cám dỗ khó từ bỏ của ma túy. Có làm như vậy hiệu quả mới cao hơn.


Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y Dược TPHCM), nhiều phụ huynh muốn tìm mua thuốc giúp con em cai nghiện ma túy tại nhà. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chỉ có 2 loại thuốc được cho phép dùng để cai nghiện ma túy là Methadone và Naltrexone. Cần lưu ý là thuốc được chấp nhận dùng trong cai nghiện hiện nay phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi sử dụng, chứ không thể tự ý sử dụng. Bởi một số loại thuốc cai nghiện thực chất cũng bắt nguồn từ ma túy (Methadone) và cũng có các tác dụng phụ, nếu dùng sai có thể gây tai biến nguy hiểm.


PGS-TS Nguyễn Hữu Đức cảnh báo không nên sử dụng những loại thuốc cắt cơn, chóng tái nghiện theo kiểu hàng xách tay vì những loại thuốc này chất lượng thế nào không ai dám đảm bảo, khi sử dụng có thể gây nguy hiểm cho người dùng.


Tiến Đạt

Sức khỏe và đời sống – Tư vấn cai nghiện ma túy “chui”: … Cho không lấy, thấy không chơi (?!)

Tư vấn cai nghiện ma túy “chui”: ... Cho không lấy, thấy không chơi (?!)


Thời gian gần đây qua hệ thống mạng internet hàng loạt các trung tâm lấy danh nghĩa trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy xuất hiện. Tất cả đều quảng cáo có khả năng kéo thời gian cắt cơn và cai nghiện xuống mức ngắn nhất với những loại thuốc tân dược đặc trị. Kiểu cai nghiện “thần tốc” này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường...


 Hình ảnh trên trang web: tuvanmatuy.com quảng cáo cai nghiện ma túy.


Cơ sở chui công khai quảng cáo!

Để mục sở thị, chúng tôi đã vào mạng tìm hiểu phương thức cai nghiện ma tuý tại trang web: tuvanmatuy.com và điều thật bất ngờ khi ở trang mạng này có hẳn đoạn quảng cáo bằng video clip quay cảnh một người đàn ông mặc áo blu trắng và đoạn lời thoại: sau khi giảng dạy một tràng dài về khái niệm chất ma tuý là đến đoạn cách thức cai nghiện. Trong đó nói đi nói lại khó khăn gặp phải lớn nhất là hiện tượng “đói ma tuý trường diễn” hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa nghiện ma tuý. Đồng thời nhấn mạnh, dịch vụ cắt cơn rất thuận tiện và chỉ có ở trung tâm này. Tại đây người đến cai có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức cắt cơn như: tại bệnh viện nhà nước trong 5 ngày, nhập viện thứ hai, ra thứ sáu, cần một người nhà đi theo chăm sóc. Không bao ăn. Giá 2,5 triệu đồng; tại phòng cai nghiện tư nhân trong 7 ngày, nhận vào bất cứ ngày nào, không cần người nhà. Bao tiền ăn, giá 3 triệu đồng; lấy thuốc về cắt cơn tại nhà. Thuốc theo phác đồ của Bộ Y tế, cắt nhanh, êm, an toàn, hiệu quả cao. Thuốc đủ dùng trong 15 ngày. Giá 1 triệu đồng. Cùng với quảng cáo một loạt các loại thuốc dùng cho chống tái nghiện sử dụng ngoại trú như nodict giá 30.000 đồng/viên; natrex giá 40.000 đồng/viên; depade giá 40.000 đồng/viên (quality checked); abernil, nhập khẩu từ Cyprus (châu Âu), giá 45.000 đồng/viên… Ngoài ra không quên nhấn mạnh, bạn nào đã cai cắt cơn hoặc thỉnh thoảng vẫn còn dùng ma túy, muốn từ bỏ hẳn ma túy, bạn có thể mua thuốc để uống, chống tái nghiện. Cai nghiện với tinh thần quyết tâm và sự hỗ trợ hiệu quả, trách nhiệm của chúng tôi, nhất định bạn sẽ nói “không” với ma túy một cách dễ dàng “cho không lấy, thấy không chơi”?!


 Thuốc cai nghiện được đóng gói thế này.


Đến thực tế “đi cai”

Theo đúng địa chỉ quảng cáo trên trang mạng, trong vai người nghiện ma túy, chúng tôi tìm đến trung tâm tư vấn cai nghiện này nằm sâu trong ngõ trên phố Lạc Trung (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tuy nhiên thực tế nó chỉ là một căn phòng nhỏ trong khu tập thể được chủ nhân là bác sĩ Trần Thị Hồng Thu thuê làm. Sau khi mô tả qua tình trạng nghiện và đã từng đi cai nghiện tại Trung tâm cai nghiện 06 về nhưng thuốc uống ở đó không đỡ. Vị bác sĩ này khẳng định sẽ giúp tôi cắt cơn hoàn toàn nếu chịu dùng thuốc ở đây. Không cần thăm khám, vị bác sĩ này nói luôn: Thông thường ở đây có 2 loại cai nghiện, một là cai tại cơ sở với mức giá trọn gói bao gồm tiền ăn, ở là 3 triệu đồng và tự mua thuốc về nhà uống với mức giá là 1 triệu đồng (trong khoảng 10 ngày). Sau 7 - 10 ngày uống thuốc cắt cơn sẽ phải mua thuốc uống chống tái nghiện với mức giá là 40.000 đồng/viên, uống trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Còn xét nghiệm thì làm luôn hoặc lúc khác làm cũng được (theo quan sát của phóng viên, trong căn phòng hẹp này nhìn khắp cũng không thấy thiết bị làm xét nghiệm ở đâu).



Thấy tôi có vẻ lưỡng lự, vị bác sĩ này chạy vào gian phòng bên trong lấy ra một gói thuốc (bên trong đựng 10 gói nhỏ (mỗi gói nhỏ có chứa khoảng trên dưới chục viên thuốc) với các loại thuốc trắng, vàng, hồng, đỏ… mà tuyệt nhiên không thấy tên thuốc, nguồn gốc xuất xứ hay nhãn hiệu của thuốc - PV) rồi chỉ dẫn ngày thứ nhất uống 1 gói lúc đi ngủ (là gói không đánh dấu *); ngày thứ hai uống 2 gói, chia 2 lần; ngày thứ ba uống 3 hoặc 4 gói, chia 3 hoặc 4 lần; ngày thứ 4 trở đi chỉ uống 1 gói vào buổi tối, mỗi tối 1 gói cho đến hết. Lưu ý dùng gói không đánh dấu * và có đánh dấu * xen kẽ với nhau từ đầu đến cuối. Không được uống liền 2 gói một lúc. Trường hợp không ngủ được ngay, phải đợi ít nhất 2 giờ sau mới được uống gói tiếp theo, càng thưa càng tốt. Khi hết các gói ngủ mạnh, chuyển sang uống viên màu hồng mỗi tối 2 viên. So với lần uống thuốc có thể tăng giảm linh hoạt tùy tình hình.


Khi tôi hỏi nếu cai ở đây liệu có được cấp giấy chứng nhận “Hoàn thành cai nghiện” không (vì đi xin việc trong khu công nghiệp cần có giấy đó đối với người có tiền sử nghiện ma túy). Vị bác sĩ này nói luôn: “Giấy đó thì dễ thôi mà. Em cần mấy cái cũng có”.


Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, bà Đỗ Thị Ninh Xuân, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Hiện nay trên địa bàn cả nước có 123 trung tâm, cơ sở cai nghiện ma túy tập trung, riêng trên địa bàn Hà Nội hiện có 2 cơ sở cai nghiện là Trung tâm cai nghiện Bạch Đằng và Trung tâm cai nghiện Nhân Hoà, hiện tại Trung tâm cai nghiện Nhân Hoà đã hết giấy phép hoạt động. Và điểm tư vấn và bán thuốc trên là cơ sở “chui” vì trên thực tế chưa được cấp giấy phép hoạt động.


Đến thời điểm này (ngày 20/10) không hiểu vì lí do gì mà trang mạng với địa chỉ tuvanmatuy.com của bác sĩ Trần Thị Hồng Thu không thể truy cập được (đã được gỡ bỏ - PV). Tuy nhiên, theo điều tra mở rộng của phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống, hiện tại cơ sở cai nghiện “chui” này đã tạo lập một trang web khác với địa chỉ truy cập cainghienmatuy.wordpress.com cùng cái tên khá mỹ miều: phòng cai nghiện “cuộc sống mới”. Điều lạ lùng là người ngoài muốn truy cập vào trang web này phải khai báo địa chỉ của cá nhân và phải được  cấp một mã riêng. Tuy nhiên nội dung chính của trang vẫn là rao bán thuốc cai nghiện cùng tấm bằng chân dung của vị bác sĩ này.


 Văn Hậu

ANTD – Giết vợ xong ngồi canh xác chờ công an đến… cứu


Giết vợ xong ngồi canh xác chờ công an đến… cứu


 Sau khi dùng dây điện cắm máy sấy tóc siết cổ vợ đến chết, Quý lấy chăn đắp lên người vợ và ngồi khóc đến sáng bên xác người vợ đã lạnh toát, chờ công an đến… cứu.


Theo lời kể của Lê Phương Quý, SN 1982, trú tại tập thể nhà Dầu, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội: Năm 2007, sau khi mẹ Quý qua đời, Quý đâm ra chán nản bởi từ bé tới lớn luôn xung khắc với bố. Tình cờ một lần quen Bùi Thị L, trú tại Phụng Hiệp, Hậu Giang, khi đó L là nhân viên phục vụ bàn. Sau 1 năm trò chuyện qua tin nhắn và điện thoại, cám cảnh số phận của L, Quý đã cùng L thuê nhà ở chung và sống với nhau như vợ chồng, đến nay đã có một cậu con trai hơn 4 tuổi.


Lê Phương Quý tại cơ quan công an


Hơn một năm trở lại đây, Quý thường xuyên “đập đá” nên lúc nào cũng trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Bị “vợ” và anh trai chửi là điên, Quý lập tức nghĩ rằng anh trai và “vợ” đang cặp kè với nhau. Không chỉ thế, bố của Quý do thương con nên mỗi khi Quý “ngáo đá” kêu đau đầu thì ông lại tiêm thuốc giảm đau cho con. Tuy nhiên, vốn không hợp bố, lại do kích thích của ma túy đá nên Quý luôn cho rằng bố muốn giết mình, rồi gả “vợ” Quý cho anh trai.



Lê Phương Quý vẫn "điên" khi nghĩ rằng "vợ" và anh trai có quan hệ với nhau


Đêm 15/10 rạng sáng 16/10, Bùi Thị L đi làm về thì thấy Quý đang phê thuốc. L liền gói ghém quần áo và định bế con ra khỏi nhà, thì bị Quý túm chặt lấy và dọa bóp cổ chết. Sợ hãi, “vợ” Quý la hét kêu cứu hàng xóm. Trong lúc tỉnh táo, Quý nói: “Lúc ấy em nghĩ là vợ em nó hét lên để đệ tử của ông già em đến cứu và giết em. Em điên mất rồi, em điên thật rồi. Bố em thương em, thương cháu thì làm sao mà giết em chứ... Mà có lẽ số nó phải chết vì lúc ấy nó lại nắm lấy sợi dây điện máy sấy tóc, chứ không thì em chắc cũng chả giết chết nó”.


Quý đã dùng dây điện máy sấy tóc và siết cổ vợ đến chết rồi cứ thế ngồi bên xác vợ khóc đến tận sáng và gọi điện cho công an đến cứu, vì sợ ai đó đến cướp xác vợ đi.



Khi tỉnh, Quý luôn cảm thấy ân hận và "thương vợ" nhiều


Ngay sau khi nhận được tin báo, Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã giải Quý về trụ sở Công an quận điều tra, làm rõ. Quý đã nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.


Mỗi lúc tỉnh, Quý chỉ luôn miệng: “Em điên rồi, em bị điên thật rồi...”


Có lẽ, kẻ đáng thương nhất chính là đứa trẻ hơn 4 tuổi vẫn cứ quẩn quanh bên bố và hỏi: "Mẹ đâu?”. Rồi đây, khi mẹ đã chết, bố đi tù, tương lai của nó sẽ ra sao?


Thùy An

VNEXPRESS – Xác cô gái lõa thể trong biệt thự


Xác cô gái lõa thể trong biệt thự


Nạn nhân nằm trên giường, cơ thể bị nhiều vết chém. Nghi can giết người ngồi co ro trong nhà vệ sinh, vẻ mặt sợ hãi, xung quanh la liệt dụng cụ sử dụng ma túy đá.

Căn biệt thự nơi phát hiện xác cô gái. Ảnh: Phương Sơn


Án mạng được phát hiện vào sáng 14/12 tại căn biệt thự 2 tầng được chia làm nhiều phòng trọ trong ngõ 68 phố Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội). Người quản lý biệt thự tên Dinh cho biết đêm 13/12, liên tiếp nghe thấy tiếng cãi vã của đôi nam nữ phát ra từ phòng của Nguyễn Hữu Chính (34 tuổi). Sáng hôm sau, thấy phòng này im ắng lạ thường, anh Dinh vào kiểm tra thì phát hiện xác một cô gái nằm ở trên giường. Chính ngồi co ro trong nhà vệ sinh, vẻ mặt sợ hãi. Không nói câu gì, thấy anh Dinh, Chính vội đi ra khỏi phòng nhưng bị giữ lại.

Cơ quan công an khám nghiệm tại hiện trường. Ảnh: Phương Sơn


Tại hiện trường, nhà chức trách ghi nhận, nạn nhân chết trong tư thế không áo quần. Trên người có nhiều vết chém, ngón tay và ngón chân có vết cứa sâu. Trong phòng có nhiều dụng cụ sử dụng ma túy đá. Cánh sát nghi ngờ Chính là nghi can gây án, khi bị dẫn giải về trụ sở công an, anh ta vẫn trong "trạng thái ngáo đá". Chính đang làm MC, ca sĩ nghiệp dư hát trong đám cưới, quán bar ở Hà Nội. Nạn nhân tên Tuyết, 29 tuổi.

Chiếc xe của nạn nhân tại phòng trọ. Ảnh: Phương Sơn


Chính thuê trọ trong căn biệt thự từ hơn 4 tháng qua. Người đàn ông đã có vợ và hai con ở quê này được cho là có quan hệ phức tạp, từng dẫn nhiều cô gái về đây. Gần một tháng nay, Chính thường xuyên đưa Tuyết về nơi trọ. Công an quận Long Biên đã tạm giữ Chính để điều tra nguyên nhân án mạng.

 Phương Sơn