Thông Tin Báo Chí Về Ma Túy

  1. Lưu ý khi cai rượu bằng thuốc

  2. TÁC HẠI MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG HOANG TƯỞNG - CỎ MỸ

  3. Nghi vấn nam thanh niên bị loạn thần sau khi sử dụng cỏ Mỹ

  4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN RƯỢU

  5. VTV6 - Điểm nóng - Có những sự "trở về" như thế

  6. VNExpress - Một số tài xế container sử dụng ma túy

  7. Dân trí - ​Bi hài chuyện những gã “ngáo đá” nổi tiếng đất cảng

  8. Sức khỏe & Đời sống - Bóc trần sự thật về thuốc cai nghiện rởm giá “trên trời” bán tại Sài Gòn

  9. SGTT - Bán thuốc cai nghiện ma túy dễ như bán... Viagra

 10. Người đưa tin - Cai nghiện qua mạng, nhanh đến… suýt chết

 11. Người đưa tin - Rước họa vì thuốc cai nghiện trên mạng

 12. SGPP - Cai từ tại gia cai qua... điện thoại

 13. SGGP - Cai chưa xong, đã nghiện thuốc

 14. Sức khỏe và đời sống - Tư vấn cai nghiện ma túy “chui”: ... Cho không lấy, thấy không chơi (?!)

 15. ANTD - Giết vợ xong ngồi canh xác chờ công an đến… cứu

 16. HTV7 - Các bác sĩ nói gì

 17. HTV7 - Các bác sĩ nói gì

 18. Kỹ năng TƯ VẤN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 19. VTV9 - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU ...

 20. VNEXPRESS - Xác cô gái lõa thể trong biệt thự

 21. VNEXPRESS - Những bí mật khi xóa sổ điểm thác loạn bậc nhất đất Cảng

 22. VNEXPRESS - Trùm ma túy khét tiếng thế giới bị bắt

 23. Cai nghiện - ​Cha nghiện rượu, con ám ảnh vì tiếng khóc của mẹ suốt năm tháng tuổi thơ

 24. Tiền Phong - Vào Viện Sức khỏe tâm thần nghe chuyện rượu

 25. BSTT - Lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến loạn thần

 26. Chính phủ - Đệ tử lưu linh thấy rắn rết bò lổm ngổm khắp mình

 27. SGGP - Xe vi phạm giao thông chở ma túy “khủng”

 28. VNEXPRESS - Bé gái 5 tuổi một mình chăm cha nghiện rượu

 29. Phụ nữ Online - Sống trong sợ hãi

 30. TGCM - Bi kịch của kẻ nghiện rượu

 31. CAND - ​Con nghiện rượu hành hung mẹ đẻ

 32. Lao động - ​Ma túy “ăn thịt người” kinh khủng nhất thế giới

 33. VNEXPRESS - Tiến trình hủy diệt con người nhanh chóng của ma túy

 34. SGGP - Hiểu để phòng, chống ma túy hiệu quả

 35. Nhận biết và đánh giá các vấn đề liên quan đến rượu

 36. Báo mới - Điều trị nghiện rượu như thế nào?

 37. Người đưa tin - Tuyệt tự vì mê đắm trong 'cõi lưu linh'

 38. ANTĐ - Nghiện rượu và những hệ luỵ

 39. Dân trí - Chồng lấy xăng thiêu sống vợ ngay tại nhà

 40. CAND - ​Chống nghiện rượu - kế hoạch hàng đầu của nước Nga

 41. CATP - Điên vì nghiện rượu

 42. VietNamNet - Tâm thần, tự sát vì rượu dịp Tết

 43. Tuổi trẻ - Không uống không... chịu được

 44. Lao Động - Có thể cai rượu bằng thuốc?

 45. SK&ĐS - Lưu ý khi cai rượu bằng thuốc

 46. PNO - Thương con “ngáo đá”, mẹ gánh hậu quả

 47. HTV7 - Vì cuộc sống cộng đồng

 48. HTV9 - Điều kỳ diệu của sự yêu thương

 49. Trị liệu gia đình

 50. TIN MỚI - Cận cảnh khuôn mặt biến dạng theo thời gian vì nghiện ma túy

 51. HTV - Hoa cuộc sống

 52. Cận cảnh khuôn mặt biến dạng do sử dụng ma túy

 53. Nghệ An: Triệt phá đường dây ma túy lớn từ Lào về Việt Nam

 54. Bài 4 - Sàng lọc - Đánh giá và lập kế hoạch cho người nghiện ma túy

 55. Bài 5 - Các dịch vụ phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy

 56. Vai trò công tác tư vấn và trị liệu tâm lý trong cai nghiện - phục hồi cho người nghiện ma túy

 57. Hải Phòng: Triệt phá đường dây sản xuất ma túy giả

 58. 6 người chết ở quán karaoke: Nạn nhân dương tính với ma túy

 59. Con trai trùm ma túy sa lưới

 60. 204.377 người nghiện chỉ bắt đi cai được... 33

 61. Không thể đưa người nghiện đi cai, tội phạm TP HCM đang tăng

 62. Tràn lan người nghiện 'xin đểu' tại trung tâm TP HCM

 63. Hải Phòng: Hàng trăm học viên cai nghiện tràn ra phố

 64. Giấu cần sa trong khung, lốp và thùng nhiên liệu

 65. Tổng quan về điều trị lệ thuộc chất dạng thuốc phiện theo GS Robert Ali

 66. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp điều trị lệ thuộc heroin hoặc thuốc phiện

 67. Nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) và các phương pháp điều trị ở Việt Nam

 68. Kết quả triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Tp Hải Phòng

 69. CAND - Một ổ buôn ma túy lớn không ngờ

 70. CAND - Công điện của Bộ trưởng Bộ Công an về mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

 71. CAND - Giết người yêu vì ảo giác

 72. SGGP - Chung tay phòng, chống ma túy

 73. Người lao động - Cai nghiện tại gia: Khó trăm bề!

 74. Người lao động - Thách thức với Methadone

 75. SGGP - Hiểu để phòng, chống ma túy hiệu quả

 76. SGGP - Phá đường dây buôn bán ma túy từ Lào về Việt Nam, thu giữ 120.000 viên ma túy tổng hợp

 77. VNEXPRESS - 66 người trong đường dây buôn heroin đối mặt án tử hình

 78. VNEXPRESS - Bên trong làng ma túy số một Trung Quốc

 79. VietNamNet - Gã nghiện sát hại dã man người yêu đang mang thai

 80. VNEXPRESS - Xác cô gái lõa thể trong biệt thự

 81. VNEXPRESS - Những bí mật khi xóa sổ điểm thác loạn bậc nhất đất Cảng

 82. VNEXPRESS - Trùm ma túy khét tiếng thế giới bị bắt

 83. Cai nghiện - ​Cha nghiện rượu, con ám ảnh vì tiếng khóc của mẹ suốt năm tháng tuổi thơ

 84. Tiền Phong - Vào Viện Sức khỏe tâm thần nghe chuyện rượu

 85. BSTT - Lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến loạn thần

 86. Chính phủ - Đệ tử lưu linh thấy rắn rết bò lổm ngổm khắp mình

 87. SGGP - Xe vi phạm giao thông chở ma túy “khủng”

 88. VNEXPRESS - Bé gái 5 tuổi một mình chăm cha nghiện rượu

 89. Chính phủ - Rượu bia và hệ lụy: Câu chuyện từ gia đình đến pháp đình

 90. Người lao động - Tan nát gia đình vì rượu

 91. Phụ nữ Online - Sống trong sợ hãi

 92. TGCM - Bi kịch của kẻ nghiện rượu

 93. CAND - ​Con nghiện rượu hành hung mẹ đẻ

 94. VNEXPRESS - Hàng loạt lái xe khách nghiện ma túy

 95. PLXH - Tội ác khó dung của gã chồng nghiện rượu

 96. PNO - Ký ức buồn

 97. Thông tin báo chí về cai nghiện rượu

 98. PLVN - Bàng hoàng: cháu giết bà trong cơn nghiện rượu

 99. Thanh niên - Loạn thần do rượu

100. Lao động - ​Ma túy “ăn thịt người” kinh khủng nhất thế giới

CAND – ​Con nghiện rượu hành hung mẹ đẻ

​Con nghiện rượu hành hung mẹ đẻ

Vốn không nghề nghiệp lại mắc chứng nghiện rượu, Tèo luôn gây gổ và giở thói côn đồ với mọi người trong gia đình. Cũng vì không chịu nổi những trận đòn roi oan nghiệt của Tèo nên vợ Tèo đã dắt 4 đứa con bỏ nhà ra đi. Từ đó mọi cơn tức giận, buồn bực của kẻ không tiền nát rượu đều trút cả lên đầu người mẹ già 81 tuổi.

Con nghiện rượu hành hung mẹ đẻ

Vốn không nghề nghiệp lại mắc chứng nghiện rượu, Tèo luôn gây gổ và giở thói côn đồ với mọi người trong gia đình. Cũng vì không chịu nổi những trận đòn roi oan nghiệt của Tèo nên vợ Tèo đã dắt 4 đứa con bỏ nhà ra đi. Từ đó mọi cơn tức giận, buồn bực của kẻ không tiền nát rượu đều trút cả lên đầu người mẹ già 81 tuổi.

Ngày 8/5, nhận được tin báo tại thôn Phước Khánh, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước xảy ra vụ ngược đãi mẹ già rất thương tâm, chúng tôi đã đến Công an xã Phước Thuận và gặp anh Đường Văn Đức - Trưởng Công an xã Phước Thuận để tìm hiểu thực hư.
Anh Đức cho biết đúng là có sự việc cụ Huỳnh Thị Mận (81 tuổi), ở thôn Phước Khánh đã bị con trai là Mai Tấn Tèo (36 tuổi) hành hung vào ngày 20/4 nhưng Tèo đã bỏ trốn khỏi địa phương hôm 6/5.

Cụ Mận có bốn người con, tất cả đều đã trưởng thành, có gia đình riêng, chồng cụ mất đã lâu. Cụ Mận thuộc diện hộ nghèo của xã được nhà nước hỗ trợ xây cho cụ căn nhà tình nghĩa và cụ sống chung với Mai Tấn Tèo.

Vốn không nghề nghiệp ổn định, chây lười lao động lại mắc chứng nghiện rượu, Tèo luôn gây gổ và giở thói côn đồ với mọi người trong gia đình. Cũng vì không chịu nổi những trận đòn roi oan nghiệt của Tèo nên vợ Tèo đã dắt 4 đứa con bỏ nhà ra đi. Từ đó mọi cơn tức giận, buồn bực của một kẻ không tiền nát rượu đều trút cả lên đầu người mẹ già 81 tuổi.

Mỗi lần Tèo hành hung cụ Mận, dù hàng xóm đều chứng kiến nhưng chẳng ai dám can ngăn và cũng chẳng ai dám báo cho Công an, ngay cả anh em ruột thịt của Tèo vì hắn dám vác dao chém nếu ai xen vào chuyện mà hắn làm. Nếu cụ Mận sang nhà những người con khác để ở thì Tèo tìm đến gây sự khiến ai cũng ngán ngẩm.

Sự chịu đựng của một cụ già trên 80 tuổi đã không còn nữa khi lần gần đây nhất là vào ngày 20/4, tên Tèo hết tiền uống rượu nên đã về nhà yêu cầu cụ Mận bán 3 sào ruộng mà cụ Mận cho người ta thuê để kiếm tiền sinh sống, cụ Mận không đồng ý, Tèo đã thượng cẳng chân hạ cẳng tay với mẹ của mình… Trước khi bỏ đi, Tèo còn hăm dọa nếu không bán ruộng sẽ tiếp tục đánh cụ Mận.

Quá bức xúc, cụ Mận đã lên Công an xã Phước Thuận trình báo nhờ bảo vệ. Công an xã Phước Thuận đã mời Tèo lên làm việc, ban đầu Tèo chối quanh việc đánh mẹ mình, nhưng trước những chứng cứ rành rành Tèo nhận lỗi hứa sẽ sửa đổi.
Để an toàn cho cụ Mận, Công an xã đã cử Công an viên đưa cụ Mận về tận nhà, nhưng khi Công an xã quay về thì cụ Mận cũng bỏ đi lang thang vì sợ tên Tèo đánh, buổi tối cụ lén sang nhà con gái gần đó ngủ.

Xét tính chất hành vi côn đồ của tên Tèo, Ban Công an xã đã xin ý kiến chính quyền lập hồ sơ đưa tên Tèo ra kiểm điểm trước dân, nhưng hồ sơ chưa kịp hoàn thành thì tên Tèo đã bỏ trốn.
Theo anh Đường Văn Đức - Trưởng Công an xã Phước Thuận thì thời gian qua, trên địa bàn xã cũng có vài trường hợp con cái ngược đãi cha mẹ, nhưng đây là trường hợp đầu tiên trình báo cơ quan Công an. Công an xã sẽ lập hồ sơ yêu cầu Công an huyện xử lý theo qui định của pháp luật

P.D.


Lao động – ​Ma túy “ăn thịt người” kinh khủng nhất thế giới

​Ma túy “ăn thịt người” kinh khủng nhất thế giới

Loại ma túy krokodil giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với heroin lan tràn ở nước Nga vài năm qua, khiến các con nghiện chết dần chết mòn sau khoảng 2-3 năm vì cơ thể bị “ăn thịt” dần dần gây hoại tử, lở loét, giờ đã bắt đầu lan sang Mỹ và Châu Âu, đe dọa gây ra đại dịch trên toàn cầu.

Ma túy “ăn thịt người” kinh khủng nhất thế giới

Loại ma túy krokodil giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với heroin lan tràn ở nước Nga vài năm qua, khiến các con nghiện chết dần chết mòn sau khoảng 2-3 năm vì cơ thể bị “ăn thịt” dần dần gây hoại tử, lở loét, giờ đã bắt đầu lan sang Mỹ và Châu Âu, đe dọa gây ra đại dịch trên toàn cầu.



Những con nghiện bị krokodil “ăn thịt”


Con nghiện bị “ăn thịt”

Loại ma túy krokodil giá rẻ làm thối rữa da thịt và giết chết người sử dụng chỉ trong vòng 2-3 năm đã bắt đầu lan đến Mỹ, khi những trường hợp đầu tiên được phát hiện ở bang Arizona vào cuối tuần qua.


Krokodil là một dạng ma túy với thành phần chính là desomorphine - một dẫn xuất của morphine, nhưng mạnh hơn từ 8-10 lần với cùng liều lượng.


Thông thường, krokodil được tổng hợp từ một số hợp chất gồm thuốc giảm đau chứa codeine trộn lẫn với các phụ gia như iốt, xăng, dầu, dầu pha sơn và phốtpho đỏ bao bọc đầu que diêm.


Krododil có giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với heroin. Bởi với thành phần đơn giản, con nghiện có thể tự pha chế thủ công krokodil ngay tại nhà để sử dụng. Krokodil cũng có khả năng gây “phê” như heroin, dù thời gian tác dụng ngắn hơn, chỉ kéo dài khoảng 90 phút.


Krokodil có nghĩa là “cá sấu” trong tiếng Nga, bắt nguồn từ tác hại của loại ma túy giá rẻ độc hại này làm cho vùng da xung quanh vết tiêm chích của các con nghiện đổi màu xanh nhợt, rồi tróc vảy sần sùi giống như da cá sấu.


“Loại ma túy này dù đã được lọc, nhưng vẫn còn sót dầu hoặc xăng bên trong. Nếu tiêm chỉ một chút vào mạch máu cũng sẽ gây ra những tổn hại cực kỳ nghiêm trọng đối với cơ thể” - bác sĩ Frank LoVecchio, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát độc Banner ở Arizona, Mỹ - cảnh báo.


Sử dụng krokodil liên tục sẽ làm các mạch máu bị vỡ, khiến vùng da quanh vết tiêm chích trở nên xanh nhợt và chết dần, tróc vảy như vảy cá sấu, dần dần sẽ lở loét, thối rữa và dẫn tới hoại tử.


Khi “phê”, con nghiện sẽ không cảm thấy cảm thấy đau đớn gì, nhưng khi hết thuốc, họ sẽ phải chịu đựng sự hành hạ thể xác kinh khủng. Để hết đau, họ lại chích thuốc và sẽ càng ngày càng nghiện nặng hơn rồi chết dần chết mòn vì bị krokodil “ăn thịt”. Hậu quả đầu tiên đối với các con nghiện krokodil thường là bị hoại tử, dẫn đến phải cắt cụt tay, chân.


Với những con nghiện thường tiêm chích vào động mạch cổ, chất axít có trong krokodil sẽ dần dần phá hủy phần mô xương xốp, đặc biệt là ở hàm dưới, gây ra bệnh “hàm Phossy” làm lợi thối rữa và răng rụng hết.


Theo các bác sĩ, người nghiện krokodil chỉ có thể sống trung bình từ 2-4 năm sau khi nghiện, trong khi người nghiện heroin thông thường có thể kéo dài sự sống thêm 5-7 năm.


Điều đáng sợ là loại krokodil giá rẻ này khó cai hơn các loại ma túy khác. Tiến sĩ Artyom Yegorov - làm việc tại một trung tâm cai nghiện ma túy ở Nga - cho biết: “Krokodil gây nghiện nặng nhất. Những người nghiện krokodil là những người khó cai nghiện nhất. Những cơn thèm heroin có thể kéo dài 5-10 ngày, nhưng cơn thèm krokodil kéo dài hàng tháng, kèm theo sự đau đớn không ai chịu nổi”.


Với tác hại khủng khiếp và khó cai nghiện như vậy, krokodil đã được Tạp chí Time gọi là “loại ma túy kinh khủng nhất thế giới”.


Ma túy “ăn thịt người” lan tràn

Hai trường hợp được đưa vào Trung tâm Kiểm soát độc Banner ở Arizona, Mỹ cấp cứu tuần trước đều có triệu chứng da sần sùi tróc vảy như da cá sấu với nhiều mảng thịt lở loét hở cả xương. Bác sĩ Frank LoVecchio - Giám đốc trung tâm - cho biết: “Như tôi được biết, đây là những trường hợp dùng krokodil đầu tiên ghi nhận được tại Mỹ và chúng tôi rất lo ngại”.


Ở Nga, krokodil là loại ma túy rất phổ biến từ cả chục năm nay. Các con nghiện có thể dễ dàng mua thuốc giảm đau codein – thành phần chính của krokodil – ở bất cứ đâu và tự bào chế ra loại ma túy “phê” không kém heroin với số tiền rẻ hơn nhiều, lại không lo bị cảnh sát “sờ gáy”. Chính vì thế, nhiều con nghiện dù biết tiêm chích krokodil đồng nghĩa với việc tự tiêm thuốc độc vào cơ thể mình, nhưng vẫn chuyển từ heroin sang dùng krokodil.


Irina Pavlova – một con nghiện krokodil người Nga đã cai nghiện – cho biết, cô đã chích krokodil gần như hằng ngày suốt hàng năm trời. Loại ma túy giết người này đã làm tổn hại não, khiến cô gặp khó khăn trong việc diễn đạt lời nói và khả năng điều khiển hành vi. Cô có chừng hơn chục bạn nghiện, trong đó có cả người anh trai. “Giờ đây họ gần như chết cả rồi” – Irina nói. - “Một số người bị viêm phổi, nhiễm độc máu, một số khác bị nhồi máu cơ tim, viêm màng não, những người khác thì bị hoại tử”.


Khác với Irina đã cai nghiện và dần hồi phục, nhiều con nghiện từ chối cả việc đến bệnh viện. Tờ Independent cho biết, một phụ nữ Nga nghiện krokodil đã không chịu đến bệnh viện, dù “da thịt cô ấy lở loét và cô ấy gần như không thể di chuyển được”.


Krokodil xuất hiện lần đầu tiên ở Nga vào năm 2002 ở Siberia và vùng Cận Đông. 3 năm trở lại đây, cơn nghiện krokodil lan rộng khắp nước Nga với tốc độ chóng mặt, bùng nổ thành đại dịch. Chính phủ Nga đã rất nỗ lực để ngăn chặn cơn nghiện krokodil. Năm 2011, Nga đã thu giữ 65 triệu liều krokodil; nhưng số lượng người nghiện vẫn gia tăng.


Theo Reuters, trong năm 2010 đã có gần 1 triệu người Nga sử dụng krokodil và hiện Nga có khoảng 2 triệu người nghiện loại ma túy giết người này. Khu vực có số con nghiện tăng nhanh nhất là những vùng xa xôi và nghèo nàn như Vorkuta gần cực Bắc. Tính trung bình, mỗi năm có 30.000 người nghiện ma túy chết, trong đó gần một nửa là do krokodil.


Hiện nay, đại dịch này không chỉ còn bó hẹp trong nước Nga, mà bắt đầu lan sang Châu Âu và Mỹ. Trước 2 trường hợp dùng krokodil vừa bị phát hiện tại Arizona, Mỹ, đã có nhiều con nghiện tử vong ở Đức có triệu chứng của người sử dụng krokodil. Cơ quan Chống ma túy quốc gia của Cộng hòa Séc cũng có cảnh báo đặc biệt về sự nguy hại chết người của loại ma túy “ăn thịt người” krokodil này.


Nguyễn Hoàng

VNEXPRESS – Tiến trình hủy diệt con người nhanh chóng của ma túy

Tiến trình hủy diệt con người nhanh chóng của ma túy

Một cô gái trẻ xinh đẹp, chỉ trong vài năm đã biến thành người gầy còm già lão do ma túy. Chân dung các nạn nhân cái chết trắng được chiến dịch “More than Meth: Faces of Drug Arrest” khắc họa.

Tiến trình hủy diệt con người nhanh chóng của ma túy

Một cô gái trẻ xinh đẹp, chỉ trong vài năm đã biến thành người gầy còm già lão do ma túy. Chân dung các nạn nhân cái chết trắng được chiến dịch “More than Meth: Faces of Drug Arrest” khắc họa.

Chiến dịch do trang Rehabs phát động nhằm nâng cao nhận thức và giúp đỡ các con nghiện nặng cũng như những người mới sa lầy trước khi quá muộn.

Cái giá đắt đỏ mà con nghiện phải trả bằng chính diện mạo và sức khỏe bản thân, như cô gái này đã thay đổi khác biệt trong vòng 11 năm.

Chỉ sau vài năm, nạn nhân già đi hàng chục tuổi, diện mạo hốc hác, tiều tụy và sút cân ghê gớm.

Cơ thể mỗi người có những phản ứng khác nhau khi dùng ma túy nhưng điểm chung mà các bức ảnh khắc họa chính là mức độ hủy hoại nhanh chóng phía sau cảm giác lâng lâng quên đời mà “nàng tiên nâu” đem lại.

Mỗi loại ma túy gây ảnh hưởng lên thể chất người dùng theo cách riêng biệt. Trong đó, ma túy đá (Methamphetamine), một chất gây nghiện tổng hợp, có xu hướng làm sụt cân, hư răng, lở loét và đẩy nhanh tốc độ lão hóa trên khuôn mặt.

Nguy hiểm hơn, sử dụng nhiều ma túy đá trong thời gian dài có thể gây trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác dẫn tới những hành vi bạo lực, tự hủy hoại bản thân...

Trong hình, người phụ nữ sụt 9 kg chỉ sau 2 năm.

Nghiện cocaine cũng gây sụt cân nhanh chóng, sưng tấy mũi khi dùng dưới dạng hít. Người dùng heroine bị áp xe, giảm cân, bong tróc vảy trên da do tiêm chích.

Khảo sát năm 2012 tại Mỹ cho thấy, có hơn 300.000 người dùng ma túy đá; 1,1 triệu người dùng ma túy gây ảo giác hallucinogens và 1,6 triệu người sử dụng cocaine.

Thu Hiền (Theo Telegraph)

SGGP – Hiểu để phòng, chống ma túy hiệu quả

Giao lưu trực tuyến về cai nghiện; phòng chống tệ nạn, tội phạm ma túy

Hiểu để phòng, chống ma túy hiệu quả

(SGGPO).- Sáng nay, 24-12, Báo SGGP phối hợp với Công an TPHCM và Sở LĐTB-XH TPHCM tổ chức giao lưu trực tuyến với bạn đọc xung quanh việc thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ và công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn, tội phạm ma túy khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1-1-2014.

Những vấn đề mà bạn đọc quan tâm như công tác phòng, chống tệ nạn và tội phạm ma túy; các biện pháp, phương thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; thủ tục, quản lý chăm sóc, giải quyết việc làm cho học viên và người sau cai nghiện...  đã được Thượng tá Võ Văn Trai, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an TPHCM; Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Sở LĐTB-XH TPHCM; Ông Nguyễn Hữu Tài, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Sở LĐTB-XH TPHCM; Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TPHCM); Bà Trần Miên Trường Thủy, người đã cai nghiện ma túy thành công và đang là cán bộ quản lý học viên cai nghiện ma túy trả lời.

Sau đây là nội dung của buổi giao lưu:

Lan Ngọc - Lanngoc479@...: Tôi xin hỏi bác sĩ Duy, làm sao để nhận biết con cái, người thân  nghiện ma túy? Những biểu hiện nào cho thấy người thân mình đang nghiện?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy : Cách nhận biết người nghiện ma túy: bạn có thể tham khảo các triệu chứng người nghiện ma túy trên địa chỉ www.cainghienmatuythanhda.com.vn

Vanthanhtung - Vanthanhtung…@gmail.com: Chào chị Thủy. Chị sử dụng ma túy khoảng bao nhiêu năm? Sao chị lại bỏ được nó? Yếu tố hay điều gì tác động đã giúp chị cai nghiện thành công?

- Bà Trần Miên Trường Thủycán bộ quản lý học viên cai nghiện ma túy, Trung tâm Cai nghiện ma túy Đức Thanh Tâm: Chào bạn, tôi sử dụng ma túy được 17 năm, đến năm 1987 thì bỏ được. Tôi nghĩ để bỏ được ma túy thì phải có nghị lực. Lúc đó, mình đấu tranh rất nhiều: mình sống vì ai đó và mình phải có sự hy sinh vì người ấy! Tất cả những điều đó, tôi đã đấu tranh rất nhiều để thắng được ma túy.

Phùng Quang Kiên - phamquangkien@...com: Chúc mừng chị Thủy. Chị Thủy ơi, mong chị chia sẻ thắc mắc này của tôi. Tôi nghe nói, người đã từng nghiện ma túy thì… nhạy với ma túy lắm. Người bình thường đi qua một địa điểm, một quầy tạp hóa có “hàng” thì không biết nhưng người đang sử dụng hoặc đã từng sử dụng ma túy thì biết ngay?

Bà Trần Miên Trường Thủy: Tôi rất khó diễn đạt thế nào để bạn hiểu được. Theo tôi nghĩ, đó là một cảm giác quen thuộc, rất nhạy cảm ở người đã từng nghiện ma túy. Tôi bỏ rất lâu rồi, nhưng khi đi qua một điểm bất kỳ nào đó, tự dưng tôi có linh cảm nơi này có "hàng". Vì có một đặc thù riêng mà chỉ có người đã từng sử dụng hoặc đang sử dụng mới... nhận ra.

Các vị khách mời đang trả lời câu hỏi của bạn đọc.

Lệ Thủy - lethuy…@gmail.com: Thưa bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, đâu là những khó khăn trong quá trình giúp người nghiện ma túy cai nghiện?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanhh Đa: Vì người nghiện ma túy khi sử dụng ma túy đã bị tổn thương hệ thống não bộ, rối loạn xuống cấp nhận thức hành vi nhân cách và luôn ở tâm trạng đói ma túy trường diễn. Ngoài ra người nghiện còn bị chấn thương tâm lý, nội tâm đầy phức tạp và đầy mâu thuẫn với chính bản thân, gia đình và xã hội. Để phục hồi những vấn đề trên đòi hỏi một liệu pháp tổng hợp lâu dài bởi những chuyên viên được đào tạo bài bản về ma túy. Ngoài ra, khi trở về cộng đồng nếu còn bị tác động xấu do gia đình và xã hội, bạn bè xấu lôi kéo sẽ rất dễ bị tái nghiện. Điều trị cho người nghiện ma túy phải hiểu rằng: Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục - quản lý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khác mà thậm chí kết quả còn ngược lại.

Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹ, điều trị nghiện ma túy phải sử dụng một liệu pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thời nhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:

Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…

Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine - Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trên, người cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm lý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túy. Kết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.

Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.

Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.

Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

Tkhhoang.khanh -  Tkhhoang.khanh@..: Nếu tôi gửi con vào trung tâm Thanh Đa chữa trị, trung tâm có báo cho cán bộ phường nơi gia đình tôi ở biết không?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Theo Luật Phòng chống ma túy, tất cả người nghiện phải được quản lý tại địa phương, các trung tâm cai nghiện tự nguyện hoặc tại các trung tâm cai nghiện ma túy bắt buộc. Người nghiện ma túy và gia đình có trách nhiệm phải báo cáo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức cai nghiện với địa phương.

nguyentruongtan - nguyentruongtan@....vn: Trung tâm Thanh Đa có chính sách ưu tiên gì cho người bệnh không? Nếu có, người bệnh thuộc diện nào mới được hưởng những chính sách ấy?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Trung tâm có nhiều hỗ trợ cho các gia đình khó khăn và diện chính sách. Sự hỗ trợ dựa trên cơ sở hoàn cảnh gia đình của từng đối tượng.

Phung Thi Lien - quận Gò Vấp: Con trai tôi 19 tuổi, dạo này cháu có một số biểu hiện bất thường. Cháu thường ở lì trong phòng và không thân mật với những thành viên trong gia đình như trước kia. Đối chiếu với những biểu hiện về người nghiện ma túy như bác sĩ nêu ở trên, tôi thấy hơi lo về con mình. Bây giờ tôi phải làm sao? Cháu thường không nghe lời khuyên của gia đình, hoặc giả vờ nghe rồi tự làm theo ý mình, vậy bây giờ chúng tôi làm thế nào để định hướng và can thiệp giúp đỡ cháu?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Gia đình nên đưa cháu đến các trung tâm cai nghiện để xét nghiệm nước tiểu, xem cháu có sử dụng ma túy không. Nếu cháu không sử dụng ma túy thì phải đưa cháu đến các nhà tư vấn tâm lý giáo dục để giúp đỡ và theo dõi cháu kịp thời. Nếu cần thiết, phải đến bác sĩ tâm thần.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanhh Đa.

Giangoha - Giangoha2409@...: Thưa bác sĩ Khánh Duy, nếu một người đã điều trị ở trung tâm 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng, 1 năm rồi về nhà; sau 5 năm thì tỉ lệ thành công khoảng bao nhiêu?

- Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Về thời gian cai nghiện lý tưởng là 2 năm. Cai nghiện tạm gọi là thành công sau 5 năm về với cộng đồng chưa tái nghiện, còn cai nghiện thì phải suốt đời. Người cai nghiện tái nghiện vì nhiều lý do liên quan đến cá nhân, gia đình và xã hội.

tranhao - tranhao……@yahoo.com.vn: Con tôi nghiện ma túy từ mấy tháng nay, tôi sợ cháu đói thuốc sẽ sinh ra làm liều (cướp giật, trộm cắp…) nên tạm thời vẫn… chu cấp cho cháu tiền mua thuốc hàng ngày. Tôi nghe nói có thể cai nghiện tại gia. Vậy gia đình tôi làm thế nào để cai nghiện tại gia được cho cháu? Có phải xiềng xích cháu không? Chúng tôi không báo chính quyền địa phương mà tự cai cho cháu có được không?

Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng, Chi cục phó Chi cục Phòng, Chống tệ nạn xã hội: Theo báo cáo của các quận huyện, hiện nay, hầu hết các phường, xã thị trấn trên địa bàn thành phố đã thành lập Tổ công tác cai nghiện ma tuý. Nhiệm vụ của Tổ công tác là hướng dẫn, tư vấn và tiếp nhận đăng ký cai nghiện cho người nghiện và gia đình người nghiện. Do đó đề nghị gia đình liên hệ Tổ công tác cai nghiện nơi gia đình cư trú để được hướng dẫn. Gia đình nên hợp tác và khai báo với chính quyền địa phương để hỗ trợ cai nghiện cho người thân.

bacthangban - bacthangban….@gmail.com: Tôi theo dõi thì thấy số lượng vụ việc, vụ án ma túy đang tăng dần từng năm, năm nay đã hơn 1.700 vụ, và tổng số vụ trong mấy năm trở lại đây đang gần xấp xỉ, tương đương với thời trước Nghị quyết 16. Công an TPHCM đánh giá tình hình trên thế nào?

Thượng tá Võ Văn Trai, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an TPHCM: Năm 2013, Công an thành phố phát hiện 1885 vụ (tăng 9,4%) cho thấy tội phạm ma tuý tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhu cầu sử dụng ma tuý còn cao, cần phải có sự chung tay góp sức của toàn xã hội trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý theo Chỉ thị 21 của Bộ Chính Trị, trong đó ngành Công an chúng tôi với vai trò chủ công sẽ quyết liệt hơn trong việc thực thi nhiệm vụ của mình.   

cudanquan8 - cudanquan8……@yahoo.com: Thành phố có 6.000 người sau cai nhưng thực chỉ quản lý được 3.000 người, vậy 3.000 người còn lại, họ đi đâu? Vì sao lại chưa quản lý được họ?

Ông Nguyễn Hữu Tài - Phó chi cục trưởng Chi cục PCTNXH: Theo báo cáo của các quận huyện, đến ngày 30-11, trên địa bàn thành phố có 6690 người được quản lý sau cai nghiện về địa phương trình diện. Trong đó, có 3513 người sau cai nghiện biến động giảm, với lý do: tử vong, đưa vào cơ sở chữa bệnh, xử lý hình sự và di chuyển về tỉnh, thành phố khác sinh sống và có 1152 người đủ 24 tháng được đưa ra khỏi danh sách quản lý sau cai nghiện.

Ông Nguyễn Hữu Tài, Chi cục phó Chi cục Phòng, Chống tệ nạn xã hội.

Le da -  Leda2003@...com: Chào chị Thủy, chị cho tôi hỏi, chơi ma túy, chị được và mất gì? Tính tình, hình thức của chị có… thay đổi gì không? Kỷ niệm nào chua xót, đau khổ nhất của chị trong thời gian chị lệ thuộc vào ma túy?

Bà Trần Miên Trường ThủyTôi thấy, sử dụng ma túy mất nhiều hơn được. Bản thân người sử dụng ma túy trước hết đánh mất bản thân, gia đình và tương lai. Còn được là cảm giác "phê" song đó chỉ là cảm giác phê nhất thời. Rồi sau đó, lập tức phải trả giá rất đắt như trên tôi đã nói. Về tính tình, người sử dụng ma túy trở nên cộc cằn, vô cảm, chỉ biết sống cho bản thân chứ không quan tâm đến người thân, bạn bè. Về hình thức, diện mạo nhanh chóng bị tàn tạ, mang trong mình nhiều bệnh như viêm gan B, C - vốn lây qua đường máu.

Tôi có một kỷ niệm, nó là nỗi đau, là vết thương nằm sâu trong tim vẫn nhức nhối bao nhiêu năm nay, mỗi khi tôi bất chợt nghĩ về nó. Có cảm tưởng nó như một câu chuyện vừa xảy ra hôm qua. Khi đó tôi đang "phê", còn gia đình thì vượt biên, mất tích. Bạn bè tôi đến báo: "cha mẹ mày mất tích, mày biết tin chưa Thủy?" Nghe vậy, tôi chỉ buông một câu: "thế à" rồi tiếp tục chìm trong khói thuốc. Bao nhiêu năm nay, mỗi khi khơi lại, nghĩ về gia đình, tôi cảm thấy hối hận và đau đớn như một vết thương không bao giờ lành được.

minhhiep -  minhhiep…..@yahoo.com.vn: Hiện nay có bao nhiêu biện pháp, phương thức cai nghiện ma túy? Xin giúp tôi phân biệt rõ trường hợp nào thì cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng và cai ở trung tâm?

Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng - Phó chi cục trưởng Chi cục PCTNXH:Theo nghị định 94/2010/NĐ-CP, có 3 hình thức cai nghiện:

1. Cai nghiện tự nguyện tại gia đình: đối với các trường hợp là người nghiện ma tuý đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.

2. Cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng: Dành cho người nghiện ma tuý đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.

3. Cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng: Là người nghiện ma tuý đang cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

Việc cai nghiện bắt buộc tại trung tâm được áp dụng đối với các trường hợp người nghiện ma tuý đã qua biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn mà vẫn còn nghiện thì địa phương sẽ lập hồ sơ, thủ tục để đưa đi cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng, Chi cục phó Chi cục Phòng, Chống tệ nạn xã hội.

minhngoc - minhngoc…..@gmail.com: Tôi nghe nói chưa có thuốc để chữa trị người nghiện “hàng đá”? Vậy hiện nay TP đang điều trị người nghiện ma túy tổng hợp như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: người nghiện hàng đá ngoài bị tổn thương hệ thống não bộ còn bị các bệnh tâm thần, rối loạn xuống cấp nhận thức hành vi nhân cách. Cho đến nay, chưa có thuốc đặc trị hỗ trợ chống tái nghiện cho hàng đá. Nguyên tắc điều trị là:

Phương pháp điều trị:

+       Điều trị hội chứng cai - giải độc - chống tái nghiện

+       Các rối loạn loạn thần do Amphetamin

+       Trầm cảm, ủ rũ…LQ Amphetamin

+       Phương pháp dựa trên cộng đồng

1. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI - GIẢI ĐỘC - CHỐNG TÁI NGHIỆN:

- Lệ thuộc về cơ thể ở nghiện Amphetamin không nặng như nghiện chất ma túy khác (Opiod…).

- Việc tái nghiện vẫn rất phổ biến vì tác động trên tâm thần của thuốc rất mạnh tăng thêm sau mỗi lần dùng => “đói chất ma túy trường diễn” trong não.

- Điều trị hội chứng cai và chống tái nghiện cần phải phối hợp nhiều liệu pháp: hóa dược, tâm l‎ý cá nhân, gia đình, nhóm, lao động, tái thích ứng cộng đồng…

- Cần thiết lập tốt mối quan hệ điều trị sau cai để giúp giải quyết các rối loạn trầm cảm, nhân cách…kéo dài.

- Điều trị bằng thuốc để giải độc có thể dùng:

§  Chất đồng vận hệ Dopamine như:

+ Amantadine 100mg x 2 lần/ngày…

+ Bromocripxine 2,5mg x 2 lần/ngày…

§ Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

§  Các thuốc chỉnh khí sắc; carbamazepine…

2. ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN LOẠN THẦN DO AMPHETAMIN:

- Các rối loạn, loạn thần sẽ thoái triển một thời gian ngắn sau khi ngừng sử dụng Apx.

Rối loạn, loạn thần nặng có thể dùng các thuốc đặc hiệu: các ATK (Haloperiol, Phenothianol,…)

- Thuốc giải lo âu: Benzodiazepine… thường cần sử dụng trong một thời gian ngắn (7 ngày).

3. ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM, Ủ RŨ:

- Cân nhắc chọn loại thuốc chống trầm cảm (có thể dùng chống trầm cảm 3 vòng).

+ Có thể dùng từ giai đoạn điều trị giải độc

+ Cân nhắc điều trị duy trì nếu kéo dài.

 PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN CỘNG ĐỒNG:

4.1. CÁC QUY TẮC GIẢM NGUY CƠ (TÁC HẠI):

- Giảm nguy cơ dựa trên khái niệm về “bậc thang mục tiêu điều trị”

- Thừa nhận rằng, đối với một số người, việc từ bỏ ma túy là rất khó khăn và tái nghiện là một phần của quá trình phục hồi.

- Thừa nhận rằng cần có các can thiệp tạm thời để đảm bảo rằng người sử dụng không bị ảnh hưởng sức khỏe không thể hồi phục (như bị nhiễm HIV/Viêm gan B hoặc C) hoặc tử vong do quá liều hoặc hành vi nguy cơ khác.

4.2. GIẢM NGUY CƠ, CÁC NẤC THANG MỤC TIÊU:

Nếu không thể ngừng sử dụng ma túy trong thời gian ngắn:

-  Giảm số loại ma túy và số lượng từng loại (VD: tiêu ít tiền hơn cho ma túy).

-  Giảm số lần dùng (như chỉ dùng vào cuối tuần; một lần/tháng, trong các dịp đặc biệt).

-  Không tiêm chích ma túy

-  Nếu tiêm chích, không chích chung.

-  Nếu dùng chung, đảm bảo rằng bơm kim tiêm được làm sạch.

4.3. GIẢM NGUY CƠ/ GIẢM TÁC HẠI:

Kết quả tích cực từ mạng lưới can thiệp đồng đẳng:

- Thử nghiệm ngẫu nhiên can thiệp đồng đẳng trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng Methamphetamine ở ChiangMai, Thái Lan (2005 - 2007).

- Đối tượng trong cả hai nhóm đều báo cáo giảm sử dụng Methamphetamine rõ rệt (99% trong đánh giá ban đầu so với 53% sau 12 tháng).

- Tăng sử dụng bao cao su liên tục rõ rệt, (32% trong đánh giá ban đầu lên 44% sau 12 tháng).

4.4. CÁC CHIẾN LƯỢC GIẢM TÁC HẠI CỤ THỂ:

- Tầm quan trọng của lập kế hoạch: khi người sử dụng nói kiên quyết “tôi sẽ không từ bỏ, tôi chỉ muốn giảm sử dụng”, các chiến lược có thể bao gồm hỗ trợ người sử dụng:

- Sử dụng ít hơn (tập trung vào mức độ sử dụng: số lượng hoặc số tiền tiêu cho chất gây nghiện).

- Giảm tần xuất sử dụng (chỉ sử dụng vào cuối tuần; 1 lần/tháng).

- Ổn định vể tâm l‎ý xã hội: Giúp ổn định các lĩnh vực khác trong cuộc sống của người sử dụng để họ lấy lại cảm giác kiểm soát được việc sử dụng chất gây nghiện của họ (xây dựng sự tự kiểm soát).

- Tất cả những biện pháp có tác dụng trong giảm tác hại đối với chất dạng thuốc phiện đều có tác dụng với Amphetamin:

- Hoạt động đồng đẳng, giáo dục thay đổi hành vi nguy cơ.

- Điều trị nghiện hiệu quả dựa trên bằng chứng được triển khai để lôi cuốn sự tham gia, duy trì và đem lại lợi ích cho người sử dụng chất.

- Các chương trình trao đổi bơm kim tiêm/bao cao su.

4.5. CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TÁC HẠI CHO NGƯỜI SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH:

- Chương trình trao đổi bơm kim tiêm tại cộng đồng:  

- Nhân viên còn tiến hành phân phát bơm kim tiêm tại nhà và tại cộng đồng.

- Tiếp cận đồng đẳng trao đổi bơm kim tiêm thứ cấp.

- Người sử dụng nhận dịch vụ tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm về giảm tác hại.

- Chuyên biệt cho sử dụng chất kích thích.

- Người sử dụng được tiếp cận với dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, thông tin về HCV, các thông tin sức khỏe khác và được hỗ trợ khi cần.

- Người sử dụng được tiếp cận với các nguồn dịch vụ giảm tác hại khác nhau.

Quang cảnh buổi giao lưu.

Hinhvan - Hinhvan.truong@...com: Đâu là những điểm mà gia đình và người nghiện ma túy phải lưu ý, quyết tâm để cai nghiện thành công?

- Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Phải luôn luôn đặt nặng công tác phòng bệnh là chính, khi trẻ lớn lên phải được giáo dục, chăm sóc, theo dõi trong mọi sinh hoạt, học tập và quan hệ bạn bè, đừng để các cháu dính vào ma túy rồi mới nghĩ đến các biện pháp điều trị. Để cai nghiện một người nghiện ma túy phải khoa học, có quyết tâm, kiên trì và thương yêu giúp đỡ người bệnh.

Một bạn đọc - Tttk1982@...: Xin chị Thủy cho biết, bỏ được ma túy rồi khi gặp lại bạn bè cũ – những người đã rủ rê chị hút chích, chị từ chối ra sao để không phật ý họ mà họ cũng thấy được quyết tâm của mình?

Bà Trần Miên Trường Thủy: Thật sự khi mình bỏ được ma túy thì mình cần học thêm kỹ năng từ chối mà không mất lòng bạn. Chẳng hạn, tôi bỏ lâu rồi và khi gặp một người bạn rủ hút, mình cứ tự tin nhìn thẳng vào mắt họ và kiên quyết trả lời: "Không. Vì sử dụng chỉ phê nhất thời, ngày mai sẽ buồn hơn. Tao đã trả một giá quá đắt cho cuộc đời để có ngày hôm nay. Cám ơn mày, tao đi nha". Đó là sự trả lời kiên quyết, kỹ năng từ chối tự tin, kiên định.

Dang Manh - quận Bình Tân:  Vì sao người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa? Vậy có nghĩa là người đứng tuổi trở đi thì… ít bị nghiện?

- Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Người nghiện càng ngày càng trẻ hóa vì các lý do sau:

- Trẻ em hiện nay tiếp cận xã hội sớm hơn. Phương tiện điều kiện sinh hoạt khá giả, đầy đủ hơn trước, được cha mẹ chiều chuộng nhưng ít quan tâm hơn trước vì lý do kinh tế.

- Người đứng tuổi hơn ít bị nghiện vì đã đụng chạm với cuộc sống, trình độ, bãn lĩnh vững vàng hơn nên ít bị cám dỗ và có nhiều nghị lực hơn để đối phó khi bị lôi cuốn, đồng thời người nghiện ma túy còn trách nhiệm với gia đình, vợ chồng, con cái nên phải căn nhắc hơn.

Ydan - ydan….@yahoo.com: Thành phố bắt nhiều vụ ma túy nhưng chủ yếu là những vụ nhỏ lẻ, còn những đường dây lớn thì sao?

- Thượng tá Võ Văn Trai - Phó Trưởng Phòng CSĐTTPVMT - Công an TPHCM: Năm 2013 Phòng CSĐTTPVMT, Công an TPHCM khám phá trên 22 vụ án, bắt trên 110 đối tượng, thu giữ hơn 18kg ma túy tổng hợp và 26,6kg heroin. Như vậy chúng tôi cũng đã phát hiện nhiều đường dây có quy mô lớn.

Thượng tá Võ Văn Trai, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an TPHCM.

tung.dinh -  tung.dinh@...com: Sau khi cai nghiện về, hồ sơ xin việc, giấy tờ cá nhân của chị Thủy có bị gán nhãn là người sau cai hay không? Chị Thủy đi xin việc thấy có gặp khó khăn gì không? Những người từng lầm lỡ như tôi thì làm sao lấy được lòng tin của ông chủ công ty, doanh nghiệp?

Bà Trần Miên Trường Thủy: Sau khi chữa bệnh xong, năm 1993, tôi có thi vào Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM làm giáo dục viên đồng đẳng, tuyên truyền tác hại của ma túy và lây nhiễm HIV/AIDS. Lúc đó, rất nhiều người và cơ quan chính quyền khó chấp nhận nhưng tôi luôn tự tin, tiếp tục làm dù gặp rất nhiều rào cản. Mình có một quá khứ không tốt, nhưng hiện tại mình làm tốt từ từ họ cũng sẽ hiểu ra và chấp nhận mình thôi. Chẳng hạn như tôi hiện nay, rất thoải mái, tự tin khi gặp, chia sẻ với mọi người.

thoithinh - thoithinh…@yahoo.com: Nếu như coi nghiện ma túy là một căn bệnh, người nghiện ma túy là người bệnh. Vậy tại sao không đơn thuần chữa bệnh chỉ bằng các loại thuốc?

- Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Chữa bệnh nghiện ma túy phải bằng một liệu pháp tổng hợp bao gồm thuốc và các liệu pháp điều trị không dùng thuốc như: tư vấn, tâm lý trị liệu, giáo dục trị liệu, hoạt động trị liệu, các phương pháp nâng cao bản lĩnh và kỹ năng sống như tư duy tích cực, làm chủ bản thân, giá trị sống và học tập được các kỹ năng để nâng cao để đối phó với các tình huống xấu lôi kéo đối tượng trở lại với con đường nghiện.

truonggiahuy - truonggiahuy…@gmail.com: Phường tôi, trạm y tế rất cũ kỹ, lạc hậu và nghe nói còn chưa có bác sĩ nữa, vậy trạm y tế có thể cai nghiện cho con tôi không?.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Trên quan điểm chúng tôi, cai nghiện ma túy tại các phường xã sẽ có rất ít kết quả.

Caovan -  caovan@...com: Tôi vừa ở trường cai nghiện về và vẫn ở nhà, chưa đi làm. Những khi ló đầu ra ngoài, mua đồ ăn, sửa xe… chẳng hạn, tôi cứ thấy nhột nhột sao ấy. Không biết người ta đang nhìn mình bằng một con mắt khác hay tự mình cảm thấy vậy? Làm sao để không còn cảm giác ấy?

Bà Trần Miên Trường Thủy: Như trên tôi đã trả lời, hãy xóa bỏ mặc cảm, quá khứ của mình để làm tốt cho mọi người thấy. Và bạn hãy luôn tự tin mình sẽ làm được, sẽ gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Bạn không nên ôm lấy quá khứ không tốt vào mình khi mình đã, đang quyết tâm dứt bỏ.

Oidoitoi - Oidoitoi_bst@...: Chị Thủy làm sao để vượt qua cơn thèm nhớ ma túy? Sau khi cai nghiện khoảng 5 năm, 10 năm thì có còn thèm nhớ ma túy nữa không?

- Bà Trần Miên Trường Thủy: Thật ra, hiện tại đối với ma túy, tôi không còn cảm giác nữa. Có thể, tôi đã trả giá quá đắt, đã thấm tận cùng cái nỗi đau mà tôi đã gánh chịu. Muốn vượt qua cơn thèm nhớ, chỉ có nghị lực, vì khi cơn thèm muốn đến như một cơn sóng biển ào đến trong chốc lát rồi lại trôi ra biển. Lúc đó, mình hãy tìm một ý tưởng, một trò chơi, một hoạt động bất kỳ nào đó lành mạnh hơn để xua tan những suy nghĩ ấy.

Vanduc -Vanduc…@yahoo.com: Được biết chị Thủy đang quản lý học viên cai nghiện ma túy. Trong quá trình làm việc, chị thường chia sẻ điều gì với học viên mình quản lý?

Bà Trần Miên Trường Thủy: trong quá trình làm việc, tôi thường chia sẻ sử dụng ma túy được gì mà mất gì? Tôi đặt ra câu hỏi cho mỗi bạn tự suy nghĩ: Tại sao mình chưa dứt bỏ được ma túy? Tại sao mình cứ tái nghiện hoài? Muốn có nghị lực thì bạn phải làm gì? Và tôi thường chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống của chính mình cho các bạn hiểu thêm. Thường thì những người sử dụng hay bị cảm xúc đánh lừa là bỏ được một thời gian rồi thì một mũi chẳng là gì cả. Câu nói cửa miệng: "mũi này, mũi nữa, mũi giữa, mũi bìa..." nhưng thực chất là sẽ nghiền lại luôn. Người sử dụng ma túy luôn bị lệ thuộc vì chơi cữ sáng thì lo cữ trưa, rồi lại lo tiếp cữ chiều, lại lo cữ tối rồi sáng ngày mai. Cứ vậy, đứng trong vòng luẩn quẩn không thể nào dứt ra được. Thậm chí, tôi biết có nhiều người muốn thoát ra nhưng sợ "vã" (sợ đau đớn thể xác)và không có nghị lực.

Levanthong - Levanthong…@yahoo.com.vn: Xin chị Thủy chia sẻ đôi chút về gia đình mình? Hiện chị đang ở với ai? Có khi nào chị nghĩ sẽ mang những điều sâu kín nhất của mình nói với người thân yêu nhất của mình?

 Trần Miên Trường Thủy: Hiện tại, tôi sống cùng gia đình. Điều tôi quan tâm nhất là con mình. Tôi thường nói với con mình những điều xảy ra cho mẹ, mẹ muốn chia sẻ với con, đừng - bao - giờ tìm cách thể hiện mình như cách mẹ nó đã "thể hiện" ngày xưa.

Bà Trần Miên Trường Thủy, cán bộ quản lý học viên cai nghiện ma túy, Trung tâm Cai nghiện ma túy Đức Thanh Tâm.

Thuyhuong -Thuyhuong092@yahoo...: Ở khu vực tôi ở (phường 12, quận 8), người dân thấy có nhiều đối tượng khả nghi có biểu hiện buôn bán ma túy. Chúng tôi muốn tố giác với công an nhưng lại sợ mình bị liên lụy. Công an có biện pháp gì tiếp nhận tin tố giác và bảo vệ người dân chúng tôi không?

Thượng tá Võ Văn Trai - Phó Trưởng Phòng CSĐTTPVMT - Công an TPHCM: Lực lượng Công an luôn luôn hoan nghênh người dân tố giác tội phạm. Ngành Công an có quy định về trách nhiệm tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm, do đó người dân hoàn toàn an tâm báo tin, tố giác tội phạm với bất kỳ hình thức nào (như gọi điện thoại đến đường dây nóng hoặc gửi đơn tố giác hoặc trực tiếp đến cơ quan Công an) ở bất kỳ đơn vị chuyên trách nào của Công an (Công an Xã-Phường, Quận-Huyện hoặc là Phòng CSĐTTPVMT) đều được chúng tôi tiếp nhận và xử lý thông tin theo đúng quy định của pháp luật và của ngành. Trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối bí mật về nguồn thông tin luôn được chúng tôi tuân thủ và đây là nguyên tắc làm việc của chúng tôi, tùy theo từng trường hợp cụ thể về người tố giác và nội dung tin báo, chúng tôi sẽ có những biện pháp bảo vệ phù hợp, mong mọi người yên tâm hợp tác với chúng tôi.

tranminhtam -tranminhtam…..@gmail.com: Người cai nghiện ma túy tự nguyện có được chăm sóc tốt hơn người cai nghiện bắt buộc không? Nếu cai nghiện tự nguyện thì sẽ… cai ở đâu?

Ông Nguyễn Hữu Tài - Phó chi cục trưởng Chi cục PCTNXH: Cai nghiện ma túy là việc áp dụng các quy trình điều trị, tư vấn rèn luyện nhân cách nhằm giúp cho người nghiện ma túy phục hồi sức khoẻ, nhận thức được hành vi, nhân cách; từng bước hòa nhập với cộng đồng. Do đó, việc cai nghiện ma túy tự nguyện hay bắt buộc đều phải áp dụng các quy trình cai nghiện do cơ quan nhà nước ban hành và được áp dụng thống nhất trong các hình thức cai nghiện ma túy.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy thuộc Sở LĐTB & XH được UBND TPHCM cho phép thực hiện thí điểm mô hình điều trị nghiện ma túy mở với các hình thức điều trị bán trú, ngoại trú cho người cai nghiện tự nguyện.

Đề nghị gia đình liên hệ: Trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy

15/11 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức

ĐT: (08) 37 266 706 - 37 268 691

thanhtam - thanhtam……..@yahoo.com.vn: Trạm y tế phường tôi thường rất nhiều trẻ em đến chích ngừa hàng tháng, tôi không yên tâm nếu sắp tới trạm y tế lại cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy ở ngay trạm y tế. Vậy các cấp chính quyền có tính đến phương án bảo vệ, bài toán an toàn cho người dân và trẻ em ra vào trạm y tế?

Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng - Phó chi cục trưởng Chi cục PCTNXH:Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA, có quy định về điều kiện thành lập cơ sở điều trị cắt cơn: Phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi trưòng bên ngoài để tránh thẩm lậu ma tuý và tối thiểu phải có 3 phòng chức năng (phòng khám và cấp cứu, phòng lưu bệnh nhân, phòng thường trực của cán bộ y tế và bảo vệ). Trường hợp không thành lập được cơ sở điều trị cắt cơn riêng biệt theo quy định thì được phép kết hợp với các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, các cơ sở điều trị khác được thành phố cấp phép để thực hiện việc hỗ trợ và điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý tại cộng đồng.

lethithuy - lethithuy……@yahoo.com: Nhà tôi ở huyện Bình Chánh, tôi muốn cai nghiện cho con tôi tại gia đình nhưng không biết làm thế nào, tôi có thể tìm sự hỗ trợ ở đâu? Có bệnh viện, trung tâm nào ở TP có bác sĩ đến nhà giúp chữa trị cho con tôi không? Nếu có thì chi phí như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng - Phó chi cục trưởng Chi cục PCTNXH:Mời chị liên hệ với Trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy mà chúng tôi đã gợi ý ở phần trả lời trước để được tư vấn trực tiếp về cách thức và chi phí điều trị.

Lê Trung Sơn - ngụ đường Âu Cơ, quận Tân Bình: Đồng chí Võ Văn Trai đã từng nói, do yêu cầu của công tác nên chưa thể đưa ra những tấm gương điển hình giúp CA triệt phá tệ nạn, tội phạm ma túy. Vậy, Công an TPHCM ghi nhận sự đóng góp của người dân như thế nào? Công an TPHCM làm gì để phát huy vai trò của nhân dân trong phòng chống, ma túy?

- Thượng tá Võ Văn Trai - Phó Trưởng Phòng CSĐTTPVMT - Công an TPHCM: Công an thành phố luôn luôn ghi nhận những đóng góp của người dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm, các cấp lãnh đạo luôn quan tâm kịp thời khen, thưởng các trường hợp, các điển hình tham gia phòng chống tội phạm. Tuy nhiên việc vinh danh các cá nhân chưa nhiều do yêu cầu của chính cá nhân điển hình và gia đình của họ, đồng thời chúng tôi cũng thực hiện nguyên tắc bảo vệ tuyệt đối an toàn cho những người dân tố giác tội phạm.

tranminh - -tranminh….@yahoo.com: Tôi xin hỏi 2 nội dụng: - TP đã xã hội hóa trong công tác cai nghiện như thế nào, kết quả cụ thể ra sao? Việc xã hội hóa có gặp khó khăn gì không? - Cán bộ ở cơ sở chữa bệnh có được luân chuyển thường xuyên không? Sau khi công tác ở các tỉnh xa, có được tạo điều kiện hay ưu tiên gì để chuyển công tác về thành phố không? Tôi nghĩ, nếu cứ ở hoài ở các cơ sở chữa bệnh thì thật thiệt thòi cho những cán bộ này và gia đình họ nữa?

Ông Nguyễn Hữu Tài - Phó chi cục trưởng Chi cục PCTNXH: Thực hiện chủ trương xã hội hóa các mô hình cai nghiện ma túy hiện nay trên địa bàn thành phố, ngoài các trung tâm cai nghiện bắt buộc còn có 3 trung tâm cai nghiện ma túy tư nhân được Bộ LĐTBXH cấp phép (có trụ sở đóng trên địa bàn quận Bình Thạnh) tiếp nhận người nghiện đến cai nghiện tự nguyện có thu phí và Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy thực hiện đề án "thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2012-2015" nhằm tiếp nhận người nghiện tự nguyện đến tham gia điều trị bán trú, ngoại trú. Đây là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc nâng cao nhận thức vai trò của bản thân người nghiện và gia đình họ, thấy được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Việc xã hội hóa mới được áp dụng chưa lâu nên hiện tại chúng tôi chưa ghi nhận nhiều khó khăn.

Cán bộ làm công tác cai nghiện được thành phố hỗ trợ, ngoài chế độ lương còn có một số chế độ đặc thù khác. Vì thế, đời sống của cán bộ làm công tác này cũng đỡ được phần nào. 

Lethingoc -  Lethingoc……gmail.com: Gia đình có con cái nghiện là họ giấu không cho ai biết, vậy làm sao chúng ta biết để giúp họ cai nghiện?

Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng: Đa phần do sợ kỳ thị nên một số gia đình có người thân nghiện ma túy họ không dám khai báo. Để giúp người dân hiểu rõ hơn về các hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/2010, địa phương cần tăng cường các hình thức tuyên truyền thông tin đến tận khu phố, tổ dân phố để người dân được biết và cùng tham gia.

Nguyễn Văn Tân - quận Gò Vấp, TPHCM: Tôi có câu hỏi gửi đồng chí đến từ Công an TPHCM. Xin hỏi đồng chí, cảm xúc của đồng chí như thế nào khi cơ quan chức năng Đài Loan phát hiện ra lô ma túy 600 bánh xuất phát từ TPHCM? Công an TPHCM sẽ có biện pháp gì để không tái diễn chuyện đáng tiếc đó?

Thượng tá Võ Văn Trai - Phó Trưởng Phòng CSĐTTPVMT - Công an TPHCM: Cũng như các bạn, ngành Công an thành phố cũng rất bức xúc khi để vụ việc xảy ra trên địa bàn mình quản lý. Tuy nhiên thành phố Hồ Chí Minh là đô thi đặc biệt với khoảng 10 triệu dân và tình hình ANTT còn phức tạp, đòi hỏi chúng tôi phải liên tục nỗ lực để kiềm chế, kéo giảm tội phạm (trong đó có tội phạm ma tuý), bảo vệ bình yên cho TPHCM. Về vụ việc này, Công an TPHCM cũng đã có những xử lý cụ thể trong thẩm quyền và hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm về công tác phối hợp để không xảy ra trường hợp tương tự. Chúng tôi tiếp tục mong người dân hợp tác với chúng tôi phát hiện tội phạm.

TBT Báo SGGP Nguyễn Tấn Phong (giữa) tặng hoa các vị khách mời tham gia buổi giao lưu.

SGGP Online
Ảnh: Việt Dũng

Nhận biết và đánh giá các vấn đề liên quan đến rượu

 

 Nhận biết và đánh giá các vấn đề

liên quan đến rượu


Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến việc uống rượu cũng như mức độ nguy hại đến sức khoẻ và tâm lý do việc tiêu thụ rượu đang ở tình trạng báo động ở nhiều nước trên thế giới. Giấy phép này cung cấp các tiêu chuẩn đánh giá sức khoẻ nhằm nhận biết, quản lý và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến rượu.


ICD-10, do WHO xuất bản vào năm 1992, đã phân loại các vấn đề liên quan đến rượu theo 4 đề mục sau:


• Ngộ độc cấp tính do dùng rượu

• Việc sử dụng có tính nguy hại

• Hội chứng nghiện

• Tình trạng rút thuốc

Trong cuốn sách của mình nói về các rối loạn tinh thần thông qua các số liệu thống kê và chuẩn đoán, tái bản lần thứ 4, năm 1994 (DSM-IV), Hiệp hội Tâm thần học Mỹ đã coi rượu và các rối loạn do lạm dụng thuốc khác có liên quan đến nhau. Cuốn sách này đã được phổ biến trên toàn thế giới, và giữa ICD-10 và các tiêu chuẩn DSM-IV có rất nhiều điểm giống nhau.


Ngộ độc rượu cấp tính do dùng rượu: Việc tiêu thụ rượu đã dẫn đến sự thay đổi hành vi và các tác động khác do giảm các hoạt động của thần kinh trung ương(CNS). Các biểu hiện của ngộ độc rượu cấp tính bao gồm các hành vi khác thường và cảm thấy khó khăn khi thực hiện những hành động thông thường của cơ thể chẳng hạn như nói, đi bộ hoặc lái xe. Mức độ suy yếu của CNS, các hành vi do đó mà có cũng như những tác hại trên cơ thể đều chịu tác động của nồng độ cồn trong máu (BAC). Bạn cần nhớ rằng sự suy yếu trong các động tác chẳng hạn rất cần thiết khi lái xe sẽ bắt đầu xảy ra khi nồng độ cồn trong máu là 30 mg/dl( thấp hơn nồng độ cồn cho phép trong máu) khi đang lái xe ở nhiều nước.


Việc sử dụng rượu có tính nguy hại: Thuật ngữ sử dụng rượu có tính nguy hại được dùng để mô tả tình trạng khi có bằng chứng cho thấy cồn là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của ít nhất một chức năng trong cuộc sống hàng ngày nghĩa là sức khoẻ về thể chất, sức khoẻ về tinh thần, cuộc sống gia đình hoặc giữa cá nhân với nhau hoặc các vấn đề về luật pháp hoặc hoạt động nghề nghiệp hay xã hội.


Hội chứng nghiện rượu: Khi bị nghiện rượu, người đó sẽ uống rượu thường xuyên và đều đặn trong ngày, và điều đó sẽ trở thành nhu cầu bắt buộc. Việc uống rượu sẽ được ưu tiên lên hàng đầu so với việc thực hiện nghĩa vụ gia đình, công việc và các hoạt động xã hội. Có thể nhận thấy rõ sự giảm sút trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội, pháp luật giữa các cá nhân với nhau cũng như trong công việc.


Thường thì việc nghiện rượu luôn đi cùng với các biến chứng về tâm thần và y học cùng xảy ra một lúc.


Giáo sư Jellinek là người đầu tiên coi sự nghiện rượu như là một loại bệnh giống như bao loại bệnh khác và đã đưa ra “khái niệm về chứng nghiện rượu” vào năm 1960. Nó đã miêu tả có hệ thống các vấn đề liên quan đến rượu. Sự mô tả đầu tiên về hội chứng nghiện rượu là vào năm 1976 do Edwards và Gross đưa ra. Họ đã nhấn mạnh đến việc không thể kiểm soát được lượng rượu tiêu thụ, luôn tìm rượu để uống, và thu hẹp hành vi uống rượu như là một đặc điểm bên cạnh hiện tượng chịu được thuốc và cai nghiện. Trong ICD-10, hội chứng bị nghiện được định nghĩa là “một nhóm các hiện tượng liên quan đến nhận thức, hành vi và tâm lý trong đó việc dùng rượu được ưu tiên hơn các hành vi khác mà đã từng có ý nghĩa rất quan trọng”. Đặc điểm của chứng nghiện rượu đã được mô tả trong đường lối chỉ đạo về việc chuẩn đoán bệnh trong ICD-10 nhằm mục đích hành động hoá.


Đường lối chỉ đạo về phép chuẩn đoán hội chứng nghiện do lạm dụng rượu và các chất khác trong ICD-10:


Có ít nhất 3 trong số các biểu hiện sau đây sẽ xảy ra cùng một thời điểm trong thời gian ít nhất 1 tháng hoặc nếu chúng xảy ra trong thời gian ít hơn 1 tháng thì sẽ xảy ra liên tục trong vòng 12 tháng:


1. Thèm khát hoặc buộc phải dùng chất đó


2. Khả năng kiểm soát việc sử dụng chất đó bị suy yếu ngay từ lúc bắt đầu, chấm dứt, bằng chứng là: chất đó được sử dụng với số lượng lớn hoặc kéo dài hơn thời gian dự định; hoặc luôn thèm khát hoặc thất bại trong việc giảm hoặc kiểm soát việc sử dụng chất đó


3. Tình trạng cai nghiện về mặt sinh lý học khi việc sử dụng chất đó giảm hoặc dừng lại, bằng chứng là: hội chứng rút thuốc tiêu biểu đối với chất dó; hoặc sử dụng chất tương tự( hoặc có liên quan mật thiết) với ý định giảm hoặc tránh các hội chứng rút thuốc


4. Bằng chứng về việc chịu được các tác dụng của chất đó, do đó cần lượng lớn hơn của chất đó để rơi vào tình trạng say sưa hoặc tác dụng như mong muốn hoặc tác dụng bị giảm bớt khi tiếp tục dùng lượng tương tự của chất đó.


5. Luôn nghĩ đến việc sử dụng chất đó là một biểu hiện của cảm giác khoái lạc hoặc thích thú khi dùng chất đó đang mất đi hoặc giảm xuống do dùng chất đó; hoặc dành nhiều thời gian vào các hoạt động cần thiết để có được, uống và phục hồi khỏi những tác động của chất đó


6. Liên tục dùng thuốc bất kể biết rõ nó có hại, chẳng hạn như tiếp tục dùng khi cá nhân đó ý thức được bản chất và mức độ độc hại


Nhu cầu sử dụng các tiêu chuẩn được định nghĩa đầy đủ về sự nghiện rượu không nên được cường điệu quá mức vì các khái niệm về việc chăm sóc sức khoẻ có thể thay đổi khi một người lạm dụng rượu hoặc nghiện rượu có thể đến để tìm kiếm sự trợ giúp. Số bệnh nhân nghiện rượu tại trung tâm điều trị chuyên môn chỉ là một phần nhỏ trong tổng số những người như vậy trong cộng đồng. Do vậy, cần phải sớm nhận biết đúng việc lạm dụng và chứng nghiện rượu ở mọi cấp độ( và trong cộng đồng) ngay cả khi một cá nhân xuất hiện không phải để phàn nàn về việc uống rượu mà về hậu quả do việc uống rượu.


Tình trạng cai nghiện rượu: Việc giảm lượng rượu được tiêu thụ bởi một người bị nghiện rượu đã đột ngột dừng lại chắc chắn sẽ dẫn đến một số hội chứng tiêu biểu mà được gọi là hội chứng rút thuốc. Những hội chứng này bao gồm tay và người bị run, mất ngủ, lo lắng, buồn nôn, ói mửa, lo âu, đổ mồ hôi và huyết áp, nhịp tin, nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp thở cũng tăng. Những hội chứng này thường bắt đầu trong khoảng 8-12 giờ uống rượu cuối cùng và lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai hoặc thứ ba và giảm bớt vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5. Tâm trạng bị xáo trộn, vô cùng lo lắng, buồn bã và tức giận là những hội chứng phổ phiến sau khi triệu chứng cấp tính giảm bớt. Nói chung, tất cả các triệu chứng về tâm lý và thể chất và các dấu hiệu của việc cai nghiện rượu sẽ giảm bớt trong thời gian 2 tuần, ngay cả khi không được điều trị. Nếu được điều trị, các triệu chứng và dấu hiệu đó sẽ kéo dài nhiều nhất là một tuần. Trong một số ít trường hợp, một số triệu chứng rút thuốc có thể kéo dài từ 3-6 tháng. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng rút thuốc kéo dài là đau đầu và mất ngủ.


Các chỉ báo về việc uống rượu và các vấn đề liên quan


Các cuộc điều tra về dịch tễ học: Cách giải quyết trực tiếp nhất đối với việc dùng rượu và các vấn đề có liên quan trong cộng đồng là tiến hành các cuộc điều tra về dịch tễ học để đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng rượu và sự nghiện rượu. Những cuộc điều tra đó được coi là biện pháp đúng đắn về mặt khoa học để giải quyết các vấn đề sử dụng rượu, nhưng nó đòi hỏi phải có những cuộc nghiên cứu tốn kém và trên phạm vi rộng lớn, điều này rất khó được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.


Mức độ tiêu thụ rượu trên đầu người: Một dấu hiệu khác của việc uống rượu là sự ước tính mức độ tiêu thụ rượu trên đầu người. Mặc dầu có nhiều vấn đề với việc tính toán chính xác, mức độ tiêu thụ trên đầu người được coi là chỉ báo đầy đủ về các vấn đề liên quan đến rượu ở nhiều quốc gia.


Việc sử dụng các số liệu thống kê chính thức, cảnh sát và sức khoẻ: Một phương pháp khác là phát triển chỉ báo về các nguy hại liên quan đến rượu từ những số liệu thống kê chính thức, của sát và về sức khoẻ. Có vẻ như đó là một thách thực lớn khi mà các số liệu thống kê chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, hiếm khi ghi lại mối liên hệ giữa rượu và các hậu quả của nó. Tuy nhiên, với một số giải pháp sáng tạo, các số liệu thống kê chính thức có thể cung cấp các dấu hiệu về sự nguy hại do rượu gây ra. Một số giải pháp sáng tạo được báo cáo trong các số liệu thống kê bao gồm:


- Chỉ tập trung vào các trường hợp riêng về rượu: các điều kiện cụ thể, chẳng hạn như bệnh xơ gan do uống rượu hoặc bệnh viêm dạ dày do uống rượu, và có mối liên hệ trực tiếp đến việc dùng quá nhiều rượu. Mặc dù những điều kiện này không được báo cáo, chúng là một phần của toàn bộ dấu hiệu nguy hại


- Nhận biết tập hợp con của các sự kiện được ghi chép hoặc các điều kiện mà được coi là có liên quan chặt chẽ đến rượu: Nhằm kiểm soát sức khoẻ, có thể áp dụng một số điều kiện cụ thể mà được coi là có liên quan chặt chẽ đến rượu, chẳng hạn như các tai nạn trên đường vào ban đêm khi đi xe một mình thường có liên quan đến việc uống rượu. Mặc dầu cảnh sát có thể không ghi chép về rượu trong các tai nạn giao thông, nhưng họ lại ghi chép thời gian và tình trạng của mỗi vụ tai nạn. Các biện pháp thay thế đó cũng có thể là một phần của toàn bộ dấu hiệu cho biết các nguy hại liên quan đến rượu


- Giám sát các điều kiện được coi là không liên quan đến rượu: giám sát các phương hướng trong các điều kiện được coi là không liên quan đến rượu và việc đối chiếu những phương hướng này trong các điều kiện được coi là có liên quan đến rượu có thể cho biết liệu các phương hướng được quan sát có thực hay không


- Điều chỉnh các dấu hiệu dựa trên các cuộc nghiên cứu nhỏ: các cuộc nghiên cứu nhỏ nhưng chi tiết có thể tạo ra mức độ báo cáo sai trong các số liệu thống kê chính thức. Do mức độ nghiêm trọng của việc báo cáo sai nên ta có thể ước tính được mức độ nguy hại liên quan đến rượu


- Triển khai các dấu hiệu tổng hợp. Không có dấu hiệu nào có thể đo được chính xác mức độ nghiêm trọng của các tác hại do rượu gây ra. Do vậy, việc đánh giá nhiều dấu hiệu và mối quan hệ giữa chúng cần phải được kiểm tra. Một số những dấu hiệu này có thể được kết hợp với dấu hiệu tổng hợp.


Các yếu tố trong xã hội: Các nhân tố xã hội như trợ cấp phúc lợi, lương hưu cho người tàn tật( liên quan đến rượu), bị thương tại nơi làm việc, vắng mặt tại nơi làm việc, thất nghiệp, các vụ vi phạm liên quan đến say rượu cũng có thể là dấu hiệu cho biết mức độ nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến việc dùng rượu trong cộng đồng.


Hình thức rút thuốc nghiêm trọng được gọi là chứng mê sảng của người nghiện rượu nặng(DT). Các đặc điểm của DT bao gồm sự bồn chồn, nghe và nhìn thấy những vật tưởng tượng, bị ảo giác, và vô cùng lo sợ, mất ngủ, mạch đập tăng và đôi khi bị chứng co giật. DT không xảy ra không nhiều (5% số người bị nghiện rượu), nhưng một khi nó xảy ra, nó thường kèm theo các bệnh khác, chẳng hạn như hỏng gan, nghẽn máu trong sọ hoặc chỗ xương gãy, viêm phổi. Thường thì nó bắt đầu 48-72 giờ sau lần uống cuối cùng và giảm bớt trong vòng 1-5 ngày. Khoảng 20% người bị chết nếu không được điều trị và 3.5% người vẫn bị chết dù đã được chữa trị.


Sự tự lực: Liệu việc dùng rượu có thể ảnh hưởng đến bạn?


Lượng rượu được tiêu thụ tăng lên dần dần ở một số người. Thỉnh thoảng, có thể do một nguyên nhân nào đó, người nào đó đã tăng lượng rượu tiêu thụ, chẳng hạn như mối bất hoà trong gia đình, thất nghiệp, làm ăn thua lỗ hoặc các tình huống không có lợi trong cuộc sống. Ban đầu, người đó không nhận thức được rằng việc dùng rượu tăng lên đó có thể dẫn đến hậu quả không tốt. Đôi khi, họ đưa ra một số lời biện hộ cho việc tăng lượng rượu tiêu thụ, chẳng hạn như “Nó giúp tôi quên đi buồn phiền”, “Nó giúp tôi thư giãn”, “Nó giúp tôi ngủ ngon”. Những người vợ/chồng có thể nhận biết tác hại của việc tăng cường uống rượu đối với con người. Điều này có thể dẫn đến cuộc cãi vã và mối bất hoà trong gia đình.


Một người có thể trở nên tốt hơn nếu tự suy xét xem liệu việc tăng cường uống rượu như vậy có ảnh hưởng đến cuộc sống của anh ta/cô ta hay không. Bốn câu hỏi đơn giản bao gồm bài kiểm tra CAGE có thể giúp một người quyết định liệu cô ta/anh ta có gặp vấn đề về rượu hay không. Nếu câu trả lời cho ít nhất 2 câu hỏi là “có” thì chắc chắn người đó cần sự giúp đỡ để giải quyết các vấn đề liên quan đến rượu và phải tìm kiếm sự giúp đỡ đó.


Bài kiểm tra CAGE:

Giảm bớt: Bạn đã bao giờ cảm thấy bạn nên giảm bớt việc uống rượu chưa?


Khó chịu: bạn có cảm thấy khó chịu khi có người chỉ trích việc bạn uống rượu?


Có tội: bạn đã bao giờ cảm thấy xấu xa hoặc tội lỗi vì uống rượu chưa?


Mở mắt: bạn đã bao giờ uống rượu đầu tiên vào buổi sáng để ổn định thần kinh hoặc loại bỏ cảm giác khó chịu do uống rượu nồng độ cao chưa?


Một câu hỏi rất đơn giản khác giúp bạn biết được liệu bạn có gặp vấn đề về rượu không là hãy tự hỏi chính bạn: “Tôi có thực sự CẦN uống rượu không?”


Câu hỏi này có vẻ rất đơn giản nhưng nếu câu trả lời thành thật của bạn là “có” thì rượu đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn ở mức độ bạn không thể làm việc đạt kết quả cao mà không có nó. Đây là dấu hiệu giúp bạn tìm kiếm sự trợ giúp để giải quyết vấn đề liên quan đến rượu.


Nhận biết các cá nhân gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu 


Việc quản lý những người gặp phải các vấnđề liên quan đến rượu gồm có 2 bước: đầu tiên là nhận biết và đánh giá người gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu, thứ hai là điều trị cho họ. Những người dùng quá nhiều rượu sẽ khiến họ rơi vào nhiều tình huống và tình trạng khác nhau ở nhiều mức độ khác nhau và cần sự trợ giúp khác nhau.


Các thầy thuốc lâm sàng hành nghề trong các phòng cấp cứu hoặc tại các trung tâm y tế khác đều bị chìm ngập trong công việc và thường hạn chế họ trong việc điều trị các tình trạng sức khoẻ cấp tính mặc dầu những tình trạng này có mối liên hệ trực tiếp với việc uống rượu. Các vấn đề liên quan đến việc dùng rượu hiếm khi được nhận biết. Ngành tâm thần học nhận thức rõ hơn các vấn đề liên quan đến việc dùng rượu nhưng các nhà tâm thần học lại thường không điều trị cho các bệnh nhân gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu. Thường thì có các bộ phận điều trị gắn liền với ngành tâm thần học. Các bộ phận này cung cấp các dịch vụ tổng thể đối với các vấn đề liên quan đến rượu. Có nhiều tổ chức NGOs tích cực trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chất lượng chăm sóc rất khác nhau. Cảnh sát thường tuân theo luật pháp để giải quyết và nếu một người phá tan sự yên bình, họ sẽ không xét đến khả năng người đó đang gặp vấn đề về rượu hay không. Một tình huống cực đoan khác là cảnh sát có thể dùng vũ lực ép buộc một người đang gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu mà cô hoặc anh ta đã mất khả năng kiểm soát.


Do vậy, một cá nhân gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu có thể không phàn nàn gì về vấn đề sử dụng rượu của anh ta nhưng lại phàn nàn về những hậu quả có liên quan đến việc dùng rượu. Trong những trường hợp như vậy, vấn đề sử dụng rượu sẽ bị bỏ qua nếu không được nghiên cứu cẩn thận.


Bước 1: Nghi ngờ


Mối nghi ngờ các vấn đề liên quan đến rượu có thể nẩy sinh khi có những bằng chứng về các vấn đề trong phạm vi công việc, hôn nhân, tài chính hoặc luật pháp. Báo cáo về việc uống quá nhiều rượu, ngay cả khi dưới dạng phê bình của chồng hoặc vợ bệnh nhân hoặc các thành viên khác trong gia đình có thể là dấu hiệu cho biết có vấn đề. Sự xuất hiện các đặc điểm cai nghiện nên được báo cho các thầy thuốc lâm sàng. Một số triệu chứng về mặt tâm lý và y học hoặc các tình trạng như bệnh gan, triệu chứng tiêu hoá chua, lo lắng, sa sút về trí nhớ, tìm cách tự tử, các tai nạn lặp đi lặp lại, và bạo lực là những dấu hiệu phổ biến đi cùng với chứng nghiện rượu. Mối nghi ngờ chưa rõ ràng đã phát sinh cần phải được khắc phục bằng những các phương pháp nhận biết.


Bước 2: Điều tra tình hình


Việc điều tra chứng nghiện và lạm dụng rượu có thể dựa trên các thiết bị sàng lọc(bảng câu hỏi) hoặc các cuộc kiểm tra phòng thí nghiệm.


Dùng các thiết bị sàng lọc để nhận biết và đánh giá các vấn đề liên quan đến rượu


Các thiết bị sàng lọc được dùng trong các nghiên cứu dịch tễ học khi nhiều người được sàng lọc để xem có gặp phải vấn đề liên quan đến rượu không. Chúng cũng rất hữu ích trong các hoạt động y tế chẳng hạn như phẫu thuật cho bệnh nhân ngoại trú khi khó thu được lịch sử chi tiết về việc sử dụng thuốc ở mỗi bệnh nhân do thời gian hạn hẹp. Chẳng hạn như, trong khi dùng bảng câu hỏi CAGE được miêu tả trước đó, bác sĩ chỉ hỏi 4 câu hỏi rất đơn giản và dựa trên các câu trả lời có/không, thầy thuốc lâm sàng có thể kết luận liệu cá nhân đó có đang gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu. Việc sàng lọc bảng câu hỏi giống như CAGE được coi là đáng tin cậy và khả thi hơn là các bài kiểm tra phòng thí nghiệm, đặc biệt là ở những nước đang phát triển và trong cộng đồng.


Nhiều thiết bị sàng lọc đã được triển khai để đánh giá các khía cạnh khác nhau của các vấn đề liên quan đến rượu. AUDIT là một bảng câu hỏi tự thực hiện do WHO triển khai. Các bảng câu hỏi khác phải được thực hiện bởi hoặc là bác sĩ hoặc là một người am hiểu lĩnh vực lạm dụng rượu. Những bảng câu hỏi này nhằm thu được những thông tin về rượu và các tác dụng của nó đối với cuộc sống của cá nhân theo cách thức khách quan.


Các thiết bị sàng lọc đối với sự rối loạn do dùng rượu:


• Máy đo sự nghiện rượu (ADS)

• Bài kiểm tra nhận biết các rối loạn do dùng rượu (AUDIT)

• Bài kiểm tra khung

• Máy đánh giá việc rút thuốc của viện y tế (CIWA-Ar)

• Bài kiểm tra chứng nghiện rượu Munich (MALT)

• Bài kiểm tra việc sàng lọc chứng nghiện rượu Michigan (MAST)

• MAST ngắn

• Máy đo việc uống rượu do ám ảnh hoặc do không kiểm soát được (OCDS)

• Sự sẵn sàng thay đổi bảng câu hỏi (RTCQ)

• Bài kiểm tra ngắn về sự sàng lọc chứng nghiện rượu Michigan (sMAST)

• T-ACE các câu hỏi TLFB: Alcohol Time Line Follow Back

• Các câu hỏi TWEAK

• Phụ lục về sự nghiêm trọng của rượu

Việc sử dụng các bài kiểm tra phòng thí nghiệm để nhận biết và đánh giá các vấn đề liên quan đến rượu


Vật đánh dấu sinh học về chứng nghiện rượu: Vật đánh dấu sinh học là các thông số về cơ thể mà khi được báo đều có liên quan đến các rối loạn cụ thể. Những vật đánh dấu này có thể là các vật đánh dấu tiêu biểu hoặc các vật đánh dấu tình trạng. Các vật đánh dấu tiêu biểu cho biết khả năng dễ bị tổn thương của một người bị rối loạn đặc biệt. Nhiều vật đánh dấu tiêu biểu cho các vấn đề liên quan đến rượu đã được nhận biết. Các vật đánh dấu tình trạng cho biết giai đoạn hoạt động của bệnh và được bao động chỉ khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Các vật đánh dấu tình trạng đều rất hữu ích để nhận biết bệnh nhân bị rối loạn do dùng rượu trong các nghiên cứu dịch tễ học cũng như trong việc khám và điều trị bệnh. Chúng cũng rất hữu ích trong việc kiểm soát sự kiêng khem vì nhiều vật đánh dấu tình trạng cho biết việc dùng rượu gần đây. Nhiều vật đánh dấu này rất hữu ích khi được dùng cùng với bảng câu hỏi sàng lọc và đánh giá lâm sàng.


Vật đánh dấu về chứng nghiện rượu


1. Asparate Aminotransferase (AST) và Alanine Aminotranferase (ALT)

Nếu chỉ số ALT tăng, sẽ cho biết gan bị hỏng vì bất kỳ nguyên nhân nào. Hữu ích khi được kết hợp với các bài kiểm tra khác


2. Gammaglutamyl Transferase (GGT)

Bài kiểm tra được dùng phổ biến nhất. Chỉ số GGT tăng cao cho thấy khả năng gan bị hư hại nặng do rượu hoặc cũng có thể do các nguyên nhân khác. Bài kiểm tra hữu ích kết hợp với các bài kiểm tra khác cũng là để giám sát các kết quả điều trị bệnh hoặc khuyến khích bệnh nhân không uống nhiều rượu nữa.


3. Thể tích Corpuscular trung bình(MCV)

Thường được dùng với GGT. Bài kiểm tra hữu ích kết hợp với các bài kiểm tra khác.


4. Erythrocyte Aldehyde Dehydrogenase (ADH)

Các mức độ được giảm đối với người sử dụng rượu quá nhiều trong thời gian dài.


5. Chuyển đổi carbohydrate không đầy đủ (CDT)

Các mức độ tăng ở người lạm dụng rượu trong thời gian dài. Có thể phân biệt việc uống uống rượu quá nhiều trong thời gian gần đây với việc kiêng khem và uống rượu ở mức độ nhẹ.


Bước 3: Tiêu thụ


Việc khẳng định lần cuối về sự nghiện rượu ở mỗi cá nhân mà được nhận biết thông qua bài kiểm tra sàng lọc sẽ phải được tiến hành thông qua ít nhất một cuộc phỏng vấn về khám và điều trị, tìm hiểu các chi tiết về việc dùng rượu và các tác dụng của nó lên các mặt khác nhau của đời sống. Phương pháp tiếp cận có tính thuyết phục và nhẹ nhàng đối với người phỏng phần là rất cần thiết, tránh đối đầu hay khiêu khích. Các tiêu chuẩn và đường lối chỉ đạo chẳng hạn như những tiêu chuẩn của ICD-10 hoặc DSM-IV nên được áp dụng để chuẩn đoán được khách quan. Có thể đào tạo những người hành nghề y nói chung và các nhân viên trợ lý có thể thực hiện cuộc phỏng vấn nhằm đánh giá bệnh nhân theo các tiêu chuẩn này để chuẩn đoán sự nghiện rượu và các vấn đề khác liên quan đến rượu.


Đánh giá một người gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu


Ngay khi một cá nhân được khẳng định là đang lạm dụng, nghiện rượu hoặc đang gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu, thì việc đánh giá chi tiết trường hợp đó cần phải được thực hiện trước khi lên kế hoạch điều trị. Việc đánh giá đó bao gồm:


• Các chi tiết về việc dùng rượu: bắt đầu, khoảng thời gian, việc tiêu thụ trung bình mỗi ngày, sự xuất hiện của triệu chứng rút thuốc nếu không được sử dụng, say rượu túy luý, lạm dụng các loại ma tuý khác, những thay đổi gần đây về việc uống rượu.

• Các lý do bắt đầu và tiếp tục uống rượu

• Sức khoẻ suy giảm do rượu: các dấu hiệu cho biết các hậu quả do dùng rượu

• Các vấn đề về hành vi kèm theo việc dùng rượu: đau buồn, các vấn đề về trí nhớ, đa nghi, các vấn đề giữa các cá nhân

• Các hậu quả về mặt luật pháp, xã hội và gia đình do dùng rượu: như được miêu tả trong mục trước và sự giúp đỡ về mặt xã hội hiện có.

• Các hậu quả về tài chính và nghề nghiệp: bao gồm các tình trạng tài chính hiện tại và các tình trạng nghề nghiệp hiện tại.

• Nỗ lực điều trị trước đó: lý do tìm kiếm sự giúp đỡ lần này, động lực để thay đổi

Các rào cản trong việc đánh giá


Không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng có được những thông tin nhạy cảm cần thiết để đánh giá việc dùng rượu được chính xác và hoàn chỉnh. Một số rào cản cụ thể trong việc đánh giá bao gồm:


- Bệnh nhân phủ nhận vấn đề cũng như sự mâu thuẫn về nhu cầu cần sự giúp đỡ ở bên ngoài

- Cảm thấy có tội vì đã dùng rượu và các hành vi liên quan đến việc dùng rượu đã dẫn đến việc giấu kín thông tin

- Cảm thấy xấu hổ vì bị “yếu” hoặc “thất bại” dẫn đến động cơ thúc đẩy không đủ mạnh

- Sự kỳ thị của bệnh nhân và gia đình đã gây cản trở cho quá trình tìm kiếm sự giúp đỡ tích cực

- Các vấn đề khó xử về vai trò của thầy thuốc và các phản ứng có thể gây cản trở cho bệnh nhân tìm kiếm sự trợ giúp

- Sự tiếp thu các hậu quả về mặt luật pháp và các hậu quả khắc nghiệt khác có thể ngăn cản một người tiếp cận với các trung tâm điều trị.

Thậm chí các đặc điểm cá nhân của một bác sĩ lâm sàng cũng có thể là một cản trở trong việc đánh giá các bệnh nhân tiềm năng. Một số vấn đề quan trọng là:


- Kiến thức khoa học về các vấn đề liên quan đến rượu, mặc dầu đang mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế

- Thái độ đánh giá đối với những người gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu ảnh hưởng đến việc cung cấp việc điều trị hiệu quả

- Ý kiến sai lệch về phép điều trị không có thực về các vấn đề liên quan đến rượu dẫn đến các nỗ lực thiếu nhiệt tâm và không hăng hái về phía đội ngũ điều trị

- Lo sợ mất khả năng kiểm soát các vấn đề liên quan đến rượu thậm chí ở giai đoạn đánh giá sớm nhất

Các phương pháp khắc phục đối với các rào cản trong việc đánh giá


Các rào cản trong việc đánh giá có thể được khắc phục hiệu quả nhờ và các biện pháp tiếp cận việc đánh giá những người gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu, chẳng hạn như


• Đảm bảo tính riêng tư và bí mật

• Duy trì tính khách quan

• Bày tỏ mối quan tâm và sự sôi nổi

• Bày tỏ sự đồng cảm và thái độ lạc quan

• Sẵn sàng lắng nghe và hiểu trước khi đưa ra kết luận

• Tránh các thông điệp mơ hồ

• Rõ ràng và kiên định đối với vai trò, khả năng và giới hạn của chính mình

• Phát triển khả năng tự xem xét thông qua người trợ giúp (thầy thuốc, nhân viên y tế và bất kỳ người nào khác)

Báo mới – Điều trị nghiện rượu như thế nào?

Điều trị nghiện rượu như thế nào?

Uống rượu thường xuyên với nồng độ cao sẽ làm tổn thương gan, thần kinh, dễ làm xơ hóa các cấu trúc vật hang và vật xốp nơi là cấu trúc cơ bản của hoạt động cương vì thế sẽ gây nên tình trạng yếu sinh lý, bất lực, giảm trí nhớ, giảm hưng phấn, giảm khoái cảm tình dục nặng hơn nữa là xơ gan


Điều trị nghiện rượu như thế nào?


Uống rượu thường xuyên với nồng độ cao sẽ làm tổn thương gan, thần kinh, dễ làm xơ hóa các cấu trúc vật hang và vật xốp nơi là cấu trúc cơ bản của hoạt động cương vì thế sẽ gây nên tình trạng yếu sinh lý, bất lực, giảm trí nhớ, giảm hưng phấn, giảm khoái cảm tình dục nặng hơn nữa là xơ gan.


Theo nhiều nghiên cứu, chất cồn khi vào cơ thể, nếu vượt quá mức cho phép, dù chỉ rất ít cũng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe thể chất và tâm thần. Trước tiên, nó tác động trực tiếp đến tâm lý: Làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài. Điều đó lý giải vì sao sau khi dùng đồ uống có cồn chúng ta lại có cảm giác ấm lên. Sau khi uống rượu, việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa, do cồn còn có tác dụng gây mê, nên cảm giác lạnh không còn cảm nhận được. Do đó uống rượu trong mùa Đông có thể dẫn đến lạnh cóng cho đến chết. Chất cồn tác động rất lớn đến bộ não. Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn cồn trong máu, tương đương với 0,3 lít bia, hoặc 100ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng, uống 50g cồn hàng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu, con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.


Cồn cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Cồn làm giảm tính tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có tác dụng độc hại đến tinh hoàn và tinh trùng. Nữ giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sảy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.


Chứng nghiện rượu ngoài ra còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Việc dùng vũ lực đối với người chung sống, hay con cái có thể là áp lực rất lớn lên cuộc sống gia đình. Thường hay dẫn đến ly dị, hoặc chia tay. Con cái của những người nghiện rượu sau này thường hay có những hành vi nhất định và đặc biệt là có nhiều nguy hiểm trở thành nghiện hay gắn bó với một người nghiện rượu.


Nhiều nghiên cứu về tác dụng tốt của rượu đối với sức khỏe cho thấy, mỗi ngày nam giới uống khoảng 20 - 40ml rượu và ở nữ giới khoảng 10 - 20ml có thể làm tăng tuổi thọ. Bên cạnh đó, nếu dùng khoảng 1 - 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày, qua một thời gian dài có thể bảo vệ chống lại bệnh về động mạch vành của tim. Tuy nhiên, nếu lượng rượu vượt quá mức độ trên thì các tác dụng tốt sẽ bị quay ngược lại.


Những người nghiện rượu nặng nên đến các trung tâm cai nghiện để có kết quả điều trị ở mức tốt nhất. Để cai được rượu thì cần phải từ bỏ một cách đột ngột. Trong quá trình cai rượu có thể xuất hiện những phản ứng rất mạnh, hoặc nguy hiểm đến tính mạng, nên người bệnh cần được điều trị trong bệnh viện. Thời gian điều trị trong bệnh viện kéo dài từ 8 - 14 ngày. Trong thời gian này thường xuất hiện những triệu chứng, như buồn nôn, bị xúc động, rối loạn trong giấc ngủ, bực tức và trầm uất. Nếu như cơ thể đã bị lệ thuộc nhiều vào rượu thì thêm vào đó là run rẩy và trong những trường hợp rất nặng là co giật và ảo giác.


Việc điều trị có thành công hay không thường phụ thuộc vào sức mạnh ý chí của người bệnh nhiều hơn là vào cách thức và thời gian điều trị. Chữa trị chứng nghiện rượu càng sớm thì triển vọng thành công càng nhiều.


BS. Thùy Linh

Người đưa tin – Tuyệt tự vì mê đắm trong ‘cõi lưu linh’

Tuyệt tự vì mê đắm trong 'cõi lưu linh'

Những hệ lụy do rượu mang lại khiến cho nhiều người nghiện nặng khó lòng thoát khỏi "lưỡi hái tử thần". Nhưng điều nguy hiểm hơn, người nghiện rượu có thể mất khả năng duy trì giống nòi và thậm chí là… tuyệt tự.

Tuyệt tự vì mê đắm trong 'cõi lưu linh'


Những hệ lụy do rượu mang lại khiến cho nhiều người nghiện nặng khó lòng thoát khỏi "lưỡi hái tử thần". Nhưng điều nguy hiểm hơn, người nghiện rượu có thể mất khả năng duy trì giống nòi và thậm chí là… tuyệt tự.


Nhiễm độc rượu, tim to gấp 1,5 lần

Theo BS. Nguyễn Văn Dũng- viện Tâm thần quốc gia- (bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), những người nghiện rượu sẽ phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm… Ảnh hưởng của rượu, bia đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến não và các cơ quan thần kinh chức năng của cơ thể.


Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu, bia. Nghiện rượu, bia thường dẫn tới sự biến đổi về nhân cách, hành vi và cảm xúc. Sử dụng rượu, bia ngày càng tăng dẫn tới sự suy nhược về cơ thể cũng như các biến chứng cơ thể như đường tiêu hóa, xơ gan cổ trướng, suy thận, to tim, teo tinh hoàn… từ đó ảnh hưởng đến các chức năng tâm thần như nhận thức, tư duy, cảm xúc và dẫn tới các rối loạn tâm thần.


Trong quá trình tìm hiểu thông tin về những người nghiện rượu và những mối nguy cơ đe dọa đối với sức khỏe người sử dụng, chúng tôi được BSCKII Vũ Đức Chung- Trưởng khoa Nội Tiêu hóa (bệnh viện 354) đưa ra hàng loạt những ca bệnh điển hình, trong đó có trường hợp bệnh nhân tim to như quả bầu.


BS. Chung cho biết, cách đây không lâu, hồi tháng 9/2012, bệnh nhân Lưu Văn H. (48 tuổi, Ngọc Hà, Hà Nội) phải nhập viện điều trị loạn thần do rượu. Không chỉ dừng lại ở loạn thần, bệnh nhân này còn phải điều trị viêm gan, đặc biệt anh còn có một quả tim to gấp 1,5 lần so với bình thường. Bệnh nhân H. bị bệnh viêm cơ tim, có biểu hiện suy tim và nguyên nhân là do rượu gây ra.


BS. Chung vẫn nhớ như in, ngày bệnh nhân Nguyễn Văn H. nhập viện, khuôn mặt tái xanh tái xám, chân tay run, đầu óc thiếu minh mẫn. Bệnh nhân này nhập viện với triệu chứng loạn thần do cai rượu. Khi kiểm tra thăm khám và xét nghiệm, các bác sỹ chẩn đoán, anh H. còn bị xơ gan và đặc biệt khi chụp X-quang phát hiện tim bệnh nhân to như trái bầu, to gấp 1,5 lần so với bình thường. Bệnh xơ gan và suy tim của bệnh nhân H. đều có nguyên nhân từ rượu.


"Mọi người thường nghĩ rượu làm hỏng gan nhưng thực tế tác hại từ rượu đến tim cũng rất lớn, đặc biệt là những người uống nhiều rượu trong một lần hay nghiện rượu dễ dẫn tới suy tim và viêm cơ tim cấp", BS. Chung nói.



Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân H.


Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân H. uống rượu từ năm 1991 và trước khi phải nhập viện điều trị, trong vòng một năm, ngày nào anh cũng uống khoảng 0,5 lít rượu và bỏ ngoài tai những lời khuyên can của người thân.


Do nghiện rượu đã lâu, đến khi anh H. thấy cơ thể không bình thường, mệt mỏi, anh bèn đi bắt mạch để cắt thuốc nam, thầy thuốc bảo bệnh anh nặng rồi phải bỏ rượu. Anh H. bỏ rượu được vỏn vẹn ba ngày thì phải nhập viện.


BS. Chung cho biết: "Rượu gây ra thiếu B1 làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, gầy sút, khó thở, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu lâu dài dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao".


Lâu nay những người sử dụng rượu, bia luôn coi nhẹ hậu quả mà thứ "ma men" này có thể gây ra. Điều mà ít người lưu ý cũng chính là mức độ nguy hiểm của rượu đối với tim mạch như thế nào. Và, trường hợp bệnh nhân H. không phải là hy hữu, tại bệnh viện Tim mạch quốc gia đã có không ít bệnh nhân điều trị do nghiện rượu nặng.


BS. Phạm Mạnh Hùng- viện Tim mạch quốc gia nhận định, bệnh viêm cơ tim do rượu đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm vì ngày càng có nhiều người mắc phải do uống rượu. Tổng số lượng rượu mà bệnh nhân uống có vai trò quan trọng gây ra bệnh cơ tim.


Bởi rượu hay các chất chuyển hóa của rượu không chỉ gây độc trực tiếp lên tế bào cơ tim mà còn gây độc trực tiếp lên cơ vân. Các nghiên cứu trong giai đoạn cấp cho thấy rượu và các chất chuyển hoá của rượu làm cản trở các chức năng của tế bào và màng tế bào.


Theo các bác sỹ tim mạch, nghiện rượu là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh cơ tim giãn thứ phát không do thiếu máu cục bộ cơ tim và chiếm tới 1/3 các bệnh nhân bị bệnh giãn cơ tim. Nghiện rượu nặng có thể gây bệnh cơ tim với những triệu chứng như loạn nhịp tim, giãn các buồng tim, giảm sự co bóp cơ tim và cuối cùng là suy tim.



Mất khả năng duy trì giống nòi

Không chỉ gây ra bệnh suy tim, xơ gan cổ trướng, viên thận…, nghiện rượu có thể khiến các "quý ông" teo tinh hoàn, loạn thần, dẫn đến hoang tưởng. BS. Bùi Quang Huy- khoa Tâm thần (bệnh viện Quân Y 103) cho biết, không ít bệnh nhân nhập viện mắc chứng loạn thần do rượu.


Theo BS. Huy, khi uống rượu, chất andehit có trong rượu sẽ tích tụ trong máu, ứ đọng và tác động đến hệ thần kinh trung ương nếu không đào thải kịp, gây ngộ độc chuyển hóa. Quá trình này sẽ hủy hoại, làm suy giảm chức năng gan, thận, ảnh hưởng vùng cảm xúc, trí nhớ trên não và khả năng điều khiển hành vi. Người bị rối loạn tâm thần do rượu dễ có các hoang tưởng, ảo giác, ảo thanh xui khiến.


BS. Huy kể cho chúng tôi nghe về trường hợp bệnh nhân Nguyễn Hữu T. (57 tuổi, Hà Đông, Hà Nội)- cai rượu tự nguyện. Bệnh nhân này nghiện rượu 13 năm, bình quân mỗi ngày ông T. nạp vào người từ 1- 2 lít rượu. Mỗi khi uống rượu say, ông lại lên cơn cuồng ghen, la hét chửi bới, đuổi đánh vợ con và chạy quanh nhà.


Bức xúc trước những hành vi điên loạn của ông T., vợ ông tìm đến khoa Tâm thần nhờ cai rượu cho chồng. May mắn là ông T. cũng đồng ý vào viện để cai rượu. Khi vào nhập viện, ông bị suy dinh dưỡng, người chỉ còn da bọc xương. Kết quả thăm khám, ông T. đã mất chức năng đàn ông, bị teo tinh hoàn.


BS. Huy nhớ lại, ngay đêm đầu tiên, ông  T. đã liên tục đập đầu vào tường đến mức máu chảy vì lên cơn "vật", thèm rượu không thể ngủ được. Đêm thứ hai, bệnh nhân hốt hoảng đập phòng bác sĩ kêu có ma quỷ truy đuổi.


Ông ta chỉ các bóng ma lẫn khuất, trong khi cả buồng bệnh không ai nhìn thấy điều gì bất thường. Đêm hôm sau, bệnh nhân trần như nhộng chạy ra khỏi phòng vì nghĩ có người cầm dao đuổi theo mình...


Cứ như thế, các ảo giác liên tục xuất hiện trong đầu bệnh nhân này khiến ông ta mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. "Các y bác sĩ điều trị ca bệnh này lúc đó hầu như không đêm nào chợp mắt và còn phải chạy đi lùng bệnh nhân đưa về phòng", BS. Huy ngao ngán.


Được biết, sau khi điều trị ổn định ra viện, bệnh nhân T. phải uống thuốc chống tái nghiện liên tục trong vòng hai năm.


BS. Huy cho hay, những người uống rượu đều đặn, nhất là với những người trẻ, việc nạp rượu quá nhiều trong một thời gian dài, những độc tố có trong rượu tích tụ lâu ngày ở cơ thể, thì tác hại còn nhiều hơn nữa. Các rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của chính người nghiện rượu. Dù là bệnh nhân nam hay nữ, khi nghiện rượu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giống nòi.


Phụ nữ uống rượu ít nhất 6 ly một ngày và ít nhất 1 lần/tuần hầu như phải chịu những rối loạn tiền mãn kinh như đau bụng kinh, rong kinh và những khó chịu tiền kinh nguyệt. Họ cũng có thể trải qua những thay đổi hóc - môn sau khi uống rượu. Những thay đổi này có thể tạo nên sự ức chế thành lập nang noãn. Hậu quả là không rụng trứng và thiểu năng rụng trứng. Những phụ nữ uống nhiều hơn sẽ làm tăng tỉ lệ sẩy thai và ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.


Sử dụng rượu có thể gây rối loạn hạ đồi, bao gồm thay đổi cấu trúc tinh hoàn, thiểu năng tinh hoàn và giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh ở nam giới. Hơn thế nữa, rượu và những chất chuyển hoá của nó gây ức chế đáp ứng enzyme cho sự thành lập hóc -môn giới tính. Sự giảm nồng độ tinh dịch và giảm phần trăm hình dạng tình trùng bình thường có thể tìm thấy ở những người nghiện rượu và thuốc lá mãn tính.


Nhũn não, liệt, tàn phế vì rượu

Tại Việt Nam, theo các số liệu thống kê chung thì có khoảng 5 - 7% người đến khám tại các cơ sở điều trị tâm thần là loạn thần do lạm dụng rượu, bia. Những người bị loạn thần do rượu dẫn đến không thể kiểm soát hành vi được các bác sỹ chuyên khoa tâm thần sử dụng ngôn từ hình ảnh đó là- "nhũn não". Bởi thực tế trong điều trị, hầu hết những bệnh nhân nghiện rượu nặng không còn kiểm soát được hành vi của mình. Khi nghiện rượu nặng bệnh nhân có nguy cơ đột qụy thiếu máu não gây ra nhồi máu (ứ nghẽn mạch máu), nhồi máu gây chết phần não được mạch máu đó nuôi dưỡng và hậu quả là "nhũn não". Đột quỵ thiếu máu não gây ra các triệu chứng thần kinh rất đột ngột. Người bị bệnh đột ngột liệt nửa người (phải hoặc trái), nói đớ hoặc không nói được, có thể lơ mơ, hoặc đột ngột mù một bên mắt. Nhiều người sẽ bị tàn phế.

Ngân Giang

ANTĐ – Nghiện rượu và những hệ luỵ

Nghiện rượu và những hệ luỵ

Sáng ngủ dậy là anh ta đưa tay vớ lấy chai rượu để trên đầu giường nhấp ngay một ngụm súc miệng. Chìm trong men rượu, anh ta cứ lè nhè tối ngày. Cả ngày anh ta không làm bất kể việc gì, đã thế còn luôn miệng quát nại đánh đuổi vợ con.

Nghiện rượu và những hệ luỵ


Sáng ngủ dậy là anh ta đưa tay vớ lấy chai rượu để trên đầu giường nhấp ngay một ngụm súc miệng. Chìm trong men rượu, anh ta cứ lè nhè tối ngày. Cả ngày anh ta không làm bất kể việc gì, đã thế còn luôn miệng quát nại đánh đuổi vợ con.


Có ngàn lẻ lý do khiến cho “tổ ấm gia đình” bị đổ vỡ, và một trong những nguyên nhân ấy là do rượu gây ra. Khi người chồng nghiện rượu thì không chỉ có “lời nói” bay ra mà còn kèm theo đó là cả những cú đấm “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” và những tai hoạ khó lường.


Địa ngục trần gan


Trường hợp của chị Nguyễn Thị V. phường Long Biên là một điển hình. Chị V đã khóc rất nhiều khi bắt đầu chia sẻ "chuyện nhà mình" Anh Phúc, chồng chị là một người nghiện rượu rất nặng. 10 năm qua, chai rượu đã là vật bất ly thân của chồng. Sáng ngủ dậy là anh ta đưa tay vớ lấy chai rượu để trên đầu giường nhấp ngay một ngụm súc miệng. Chìm trong men rượu, anh ta cứ lè nhè tối ngày. Cả ngày anh ta không làm bất kể việc gì, đã thế còn luôn miệng quát nại đánh đuổi vợ con. Có nhiều bận 3 mẹ con vui vẻ ngồi ăn cơm tối thì anh ta đi từ đâu về loạng choạng bước vào nhà đập vỡ chai rượu đã uống hết rồi chửi bới om sòm khiến 2 đứa con sợ hãi. Anh ta lại thường hay ghen bóng ghen gió, nghĩ vợ mình chạy chợ sớm tối là để quan hệ lăng nhằng với ông này, ông kia. Thời gian gần đây, không khí gia đình lúc nào cũng căng như dây đàn, cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, rồi đứa con lớn phải bỏ học giữa chừng vì xấu hổ bố nghiện rượu.




Còn hai mẹ con chị Đào Thanh B. phường Đức Giang thì phải hứng chịu những cơn rượu say của chồng mang tính "cha truyền con nối". Bởi cả chị B. và cô con dâu của chị đều là nạn nhân của rượu. Chị B sụt sùi: "Có nhiều hôm, ông ấy chẳng biết đi đâu về say khướt rồi cứ thế chửi bới. Chửi bới mẹ con tôi chưa đủ, lão quay sang lôi cả tông ty họ hàng bên nhà mẹ đẻ tôi ra chửi. Chửi chán thì vác dao ra dọa giết tôi. Nhiều lần ông ấy đánh tôi tím tái cả mặt mày. Có lần tôi phải nằm viện điều trị cả tuần vì tôi không tránh được nhát dao sượt qua chân. Đã có nhiều lúc tôi muốn bỏ đi nhưng vì gia đình vì các con các cháu nên đành ngậm đắng nuốt cay. Còn cô con dâu chị B thì bị chồng hành hạ tàn nhẫn hơn. Cứ nhằm lúc rượu say là anh ta đòi quan hệ vào bất kể giờ giấc nào. Rồi có những hôm con dâu chị B bị trói chân tay nhốt trong phòng cả ngày, chồng cấm các con mang cơm cho mẹ, đứa nào không nghe lời thì anh ta dọa sẽ chém chết hết cả nhà. Bọn trẻ thương mẹ nhưng chúng cũng chỉ biết ngồi ngoài cửa mà khóc thôi!


Tài sản “đội nón ra đi” vì rượu


Đối với những gia đình có chồng nghiện rượu nặng thì gánh nặng gia đình lại đè nặng lên vai chị em phụ nữ. Chị M xã Liên Hà, huyện Đông Anh tâm sự: "Từ khi chồng nghiện rượu nặng thì thóc gạo, tiền bạc trong nhà cứ đội nón ra đi. Bao nhiêu tiền dành dụm cho các con ăn học cũng không cánh mà bay. Chị M lấy anh Quyết là người cùng xã. Nhà anh Quyết đông anh em, nhà cửa lại chật chội nên tổ chức đám cưới xong xuôi anh Quyết về ở rể bên nhà vợ. Bố mẹ chị M đã để cho hai vợ chồng mảnh đất hơn 80m2 đồng thời hỗ trợ tiền xây dựng căn nhà 1 tầng khép kín khang trang. Trước khi cưới chị M biết anh Quyết vẫn có sở thích uống rượu khi ngồi ăn cơm nhưng cũng chỉ là một vài chén nhỏ cho vui. Nhưng từ khi chị M sinh đứa con gái thứ ba anh Quyết bắt đầu đắm mình vào ma men và những cuộc nhậu nhẹt say xỉn tối ngày.


Anh Quyết là thợ xây dựng tự do. Buổi chiều đi làm về lại la cà quan bia ở đầu phố đến tối mịt. Anh Quyết trở về nhà cũng là lúc cơ thể đã mềm nhũn hoặc là "dơ toàn tập". Có bận anh đi công trình ở tỉnh lân cận 3-4 tháng mới về nhưng cũng chẳng đưa một đồng nào cho vợ. Nghiện rượu, lười biếng anh Quyết bị mất việc. Hết tiền, nhưng vẫn thèm rượu anh ta "tranh thủ lúc cả nhà đi vắng mang thóc gạo đi bán dần lấy tiền mua rượu rồi còn đem tiền bo cho một bóng hồng bên ngoài để "săn cho bằng được thằng con trai". Kết quả, sau gần 10 năm làm bạn với rượu, anh ta đã sinh bệnh vì rượu. Các bác sỹ thông báo anh Quyết bị mắc bệnh viêm gan do rượu phải nhập viện ngay để điều trị nếu không sẽ nguy đến tính mạng. Kinh tế gia đình chị M vốn đã khó khăn nay lại lao đao vì phải lo tiền thuốc thang để chạy chữa và điều trị bệnh cho chồng.


Loạn thần vì rượu


Trường hợp của chị Đỗ Thị T ở Thạch Thất còn bi đát hơn. Dù nhiều lần chị T hết khuyên nhủ tìm đủ mọi biện pháp cai rượu cho chồng nhưng cũng chỉ như muối bỏ bể vì anh Nam, chồng chị đã không thể "nói lời chia tay" với ma men. Tháng trước, chị T có nghe mọi người mách về một cách điều trị bệnh nghiện rượu quyết liệt hơn là chị nên đưa chồng vào điều trị tại bệnh viện tâm thần Trung ương. Mãi đền tận bây giờ chị T vẫn chưa thể quên được những cảm giác rùng rợn, nỗi sợ hãi mà anh Nam đã gây ra cho chị chỉ vì rượu. 15 năm ăn ở với nhau và đã có 2 đứa con một gái, một trai khôn lớn, nhưng tình cảm và hạnh phúc của cả gia đình chị lúc nào cũng trong trạng thái báo động đỏ vì rượu.



Một lần uống rượu với đám bạn nhậu, giữa trưa nắng gắt rồi lái xe máy đâm vào cột điên giữa đường, anh Nam ngã lăn xuống ruộng. Những người đi đường trông thấy kéo anh lên bên lề đường. Tỉnh lại sau cơn say anh bắt đầu thấy sợ. Và anh Nam đã quyết tâm tự mình cai rượu (mua thuốc cai rượu về uống). Nhưng 2 ngày trước khi đưa chồng đến bệnh viện, chị T bỗng dưng thấy chồng đột nhiên bỏ rượu hoàn toàn! Chưa kịp mừng thì chị T lại phải chứng kiến cảnh tượng hãi hùng, buổi tối lúc ăn cơm thì chồng nôn thóc nôn tháo, mặt mày xanh xao và lả đi. Vừa đặt chồng nằm yên được một lúc thì bỗng nhiên như có ai dựng dậy, anh T chạy khắp nhà, bước hụt ở bậc thềm, rồi té ngã mấy lần. Chị T cùng cả gia đình chặn lại và đưa đến bệnh viện. Đến viện các bác sĩ cho biết anh Nam bị loạn thần, đó là triệu chứng đỉnh điểm của việc nghiện rượu. Sau gần 1 năm đưa chồng đi cai rượu đến giờ chị vẫn thấy hãi!


Theo thống kê, cứ 100 bệnh nhân đến khám tại phòng điều trị tâm thần và nghiện chất Viện Sức Khỏe và Tâm thần Bệnh Viện Bạch Mai thì có khoảng 10 trường hợp là nghiện rượu. Độ tuồi thường gặp là từ 28-45 và phần lớn các bệnh nhân đền đây khi tình trạng nghiện đã nặng và cơ thể đã bị ảnh hưởng nặng bởi rượu. Nghiện rượu nặng còn có thể dẫn đến tử vong.


Theo Đời Sống Gia Đình

Dân trí – Chồng lấy xăng thiêu sống vợ ngay tại nhà

Chồng lấy xăng thiêu sống vợ ngay tại nhà

Đang trong quá trình giải quyết đơn ly hôn, nhưng Tuấn vẫn thường xuyên về nhà gây sự với vợ. Sau khi uống rượu say, Tuấn đã rút xăng từ xe máy đổ lên người vợ rồi nhẫn tâm châm lửa thiêu sống người bao năm đầu ấp tay gối.




Chồng lấy xăng thiêu sống vợ ngay tại nhà


Đang trong quá trình giải quyết đơn ly hôn, nhưng Tuấn vẫn thường xuyên về nhà gây sự với vợ. Sau khi uống rượu say, Tuấn đã rút xăng từ xe máy đổ lên người vợ rồi nhẫn tâm châm lửa thiêu sống người bao năm đầu ấp tay gối.


Mới đây, cơ quan CSĐT Công an thành phố Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Tuấn về tội giết người.


Trước đó, vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 20/4, tại tổ 36, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, Trần Văn Tuấn (36 tuổi) sau khi uống rượu về, thì gây sự với vợ là chị Vũ Thị Hiếu. Hai vợ chồng có lời qua tiếng lại với nhau. Bực tức Tuấn liền rút xăng trong xe máy của mình ra rồi chạy vào nhà đổ lên người chị Hiếu.


Bị chồng dùng xăng thiêu sống, chị Hiếu nhảy xuống sông để thoát nạn.


Thấy chồng trút xăng lên người mình, chị Hiếu liền bỏ chạy, nhưng bị Tuấn túm tóc giật ngược lại, rồi châm lửa đốt vào lưng áo đang bị tưới đẫm xăng của chị Hiếu. Ngọn lửa bùng lên dữ dội. Rất may ngay cạnh nhà chị Hiếu là một con sông, nên nhanh trí chị nhảy xuống để dập tắt ngọn lửa.


Chưa hết bực tức, lại thấy chị Hiếu nhảy xuống sông để dập lửa, Tuấn điên cuồng tiếp tục dùng xăng đổ xuống sông rồi châm lửa đốt để thiêu sống vợ dưới nước. Do ngọn lửa cháy quá lớn nên chị Hiếu chỉ biết cách lặn thật sâu xuống dưới sông để tránh.


Thấy mẹ bị bố dùng xăng đốt, đứa con gái đầu của chị Hiếu là em Trần Thị Tâm (16 tuổi), đã hô hoán mọi người xung quanh đến cứu. Thấy hàng xóm đến, Tuấn đã bỏ trốn khỏi hiện trường mặc cho người vợ chưa biết sống chết ra sao.


Sau khi đưa nạn nhân lên bờ mọi người đã vội đưa chị Hiếu đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Chị Hiếu đã bị thương tích do bỏng ở vùng mặt, cánh tay, trán, lưng, ngực…


Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân Công an thành phố Thái Bình đã tiến hành điều tra, truy bắt đối tượng Trần Văn Tuấn. Đến 22h cùng ngày, cơ quan Công an đã bắt giữ được Tuấn khi hắn đang lẩn trốn trên địa bàn thành phố.


Được biết, Tuấn làm nghề đạp xích lô và là một kẻ nghiện rượu, sau những chầu rượu no say, Tuấn thường về nhà gây sự đánh đập vợ con. Do không chịu được tính vũ phu của chồng nên chị Hiếu đã làm đơn ra tòa đề nghị được ly dị. Tuy nhiên khi chưa được tòa giải quyết ly dị thì Tuấn về nhà và gây nên dẫn đến vụ việc đau lòng trên.


Hiện Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Tuấn về tội giết người.


Đức Văn

CAND – ​Chống nghiện rượu – kế hoạch hàng đầu của nước Nga

​Chống nghiện rượu - kế hoạch hàng đầu của nước Nga

Cuối năm 2009, Chính phủ Nga đưa ra kế hoạch 10 năm chống nghiện rượu. Đây hoàn toàn không phải là vấn đề mới, nhưng lại rất cần thiết và cấp bách, bởi nhà nước Nga suốt từ thế kỷ XV đến nay đã nhiều lần đưa ra chính sách chống nghiện rượu, song mức độ lạm dụng rượu vẫn ngày càng gia tăng.


Chống nghiện rượu - kế hoạch hàng đầu của nước Nga

Cuối năm 2009, Chính phủ Nga đưa ra kế hoạch 10 năm chống nghiện rượu. Đây hoàn toàn không phải là vấn đề mới, nhưng lại rất cần thiết và cấp bách, bởi nhà nước Nga từ suốt thế kỷ XV đến nay đã nhiều lần đưa ra chính sách chống nghiện rượu, song mức độ lạm dụng rượu vẫn ngày càng gia tăng.


Theo Kế hoạch chống nghiện rượu hiện nay, trong vòng 10 năm tới, nghĩa là đến năm 2020, nhu cầu rượu của người Nga sẽ phải giảm bớt 55%, bằng với chuẩn mực do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra.
Mọi người đều thừa nhận nghiện rượu rất hại cho sức khỏe. Rượu là thứ độc hại không kém ma túy, hay thuốc lá. Ngay từ thế kỷ thứ XV, khi mà Wilyam Pokhlevkin sáng chế ra rượu vodka và được người Nga ưa dùng, thì Nhà nước Nga đã bắt đầu phải có chính sách chống nghiện rượu.

Theo số liệu thống kê từ năm 1448 đến 1474, trung bình người Nga mới chỉ uống rượu ở mức 0,83 lít/người/năm. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, chỉ số này là 5,4 lít. Thế mà trong vòng 2 thập kỷ gần đây, tửu lượng người Nga đã lên tới 18 lít/người/năm (tính bình quân theo đầu người, kể cả trẻ em vừa chào đời).
Cần phải nói thêm rằng, đây là 18 lít rượu tinh khiết, tương đương với 45 lit rượu vodka 400, nghĩa là 90 chai vodka 0,5 lít, hoặc 214 chai rượu vang 0,7 lít có độ cồn 12%, hoặc 720 chai bia có độ cồn 5%. Hiện nay hàng năm có khoảng 75 nghìn người Nga chết vì các căn bệnh do nghiện rượu. Ngoài ra, còn có khoảng 23.000 người khác chết do ngộ độc rượu (thường là rượu lậu), hoặc uống quá chén trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã.


Theo Kế hoạch chống nghiện rượu, Thủ tướng V.Putin ký ngày 14/12/2009, giai đoạn 2 năm đầu (2011-2012) khối lượng tiêu thụ rượu (kể cả các loại nước uống khác có độ cồn) phải giảm 15%. Từ ngày 1/1/2010 giá mỗi chai rượu vodka 0,5 lít không được phép bán dưới 89 rup (tương đương hơn 3 USD). Sang giai đoạn thứ hai (2013 - 2020), Chính phủ sẽ dùng mọi biện pháp kiên quyết xóa bỏ thị trường rượu lậu.
Ai vi phạm luật sản xuất, buôn bán và tàng trữ rượu bất hợp pháp sẽ bị qui trách nhiệm hình sự. Giá rượu cũng sẽ được tăng dần, tùy thuộc vào độ cồn. Trên các phương tiện thông tin giảm dần tới mức tối đa mọi hình thức quảng cáo rượu. Kể cả hình thức quảng cáo trá hình, thể hiện trong phim ảnh những cuộc nhậu nhẹt, uống say bí tỉ. Tại các chủ thể của nước Nga (các nước cộng hòa, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) cũng đã có những chương trình cụ thể nhằm phòng ngừa tệ nạn lạm dụng rượu, nhất là trong các dịp lễ tết, hoặc hội hè theo tập quán, truyền thống địa phương.Theo Kế hoạch chống nghiện rượu, Thủ tướng V.Putin ký ngày 14/12/2009, giai đoạn 2 năm đầu (2011-2012) khối lượng tiêu thụ rượu (kể cả các loại nước uống khác có độ cồn) phải giảm 15%. Từ ngày 1/1/2010 giá mỗi chai rượu vodka 0,5 lit không được phép bán dưới 89 rup (tương đương hơn 3 USD). Sang giai đoạn thứ hai (2013 - 2020), Chính phủ sẽ dùng mọi biện pháp kiên quyết xóa bỏ thị trường rượu lậu.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2 sẽ phát triển trên toàn quốc các cơ sở chữa trị và cai nghiện rượu, mở các trung tâm đào tạo chuyên gia tâm lý tư vấn về phòng chống nghiện rượu. Đây sẽ là những trung tâm phát triển phong cách sống lành mạnh, tăng cường đời sống tinh thần và các hoạt động văn hóa - thể thao cho nhân dân.
Bác sĩ trưởng vệ sinh - phòng bệnh LB Nga, ông Ghennadi Onishenko phát biểu trực tiếp trên Đài Phát thanh "Tiếng vọng Moskva" ngày 10/1 vừa qua cũng đề nghị chính phủ cho khôi phục chế độ "cai rượu cưỡng bức" đối với các "ma men". Hệ thống "trại cai rượu" là nơi vừa chữa trị "bệnh nghiện rượu", vừa kết hợp lao động chân tay (vừa mức) và rèn luyện các môn thể thao, điều đó sẽ dần dần khôi phục sức khỏe và khả năng lao động. Mặt khác, ông đề nghị khôi phục chế độ giám sát chặt chẽ việc buôn bán rượu, tuyệt đối không bán rượu cho trẻ vị thành niên, đồng thời tiến hành các biện pháp nhằm hình thành một lối sống lành mạnh, kể cả trong lĩnh vực quảng cáo xã hội.

Duma quốc gia (Quốc hội Nga) cũng đang xem xét một dự luật hết sức nghiêm khắc đối với việc bán rượu - bia cho trẻ vị thành niên. Theo dự luật này, ai bán rượu cho trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) sẽ bị phạt hành chính, nếu là lần đầu. Với cá nhân sẽ bị phạt 3-5 nghìn rúp (tương đương hơn 100 - gần 200 USD), còn với pháp nhân sẽ bị phạt từ 80 đến 100 nghìn rúp (tương đương 3.000-3.500 USD), hoặc sẽ bị đình chỉ hoạt động 3 tháng. Ai bán bia cho trẻ vị thành niên sẽ bị phạt từ 1-3 nghìn rúp, còn cửa hàng (pháp nhân) sẽ bị phạt 50-80 nghìn rúp. Trường hợp tái phạm sẽ bị quy trách nhiệm hình sự, bị đưa vào trại cải tạo lao động 1-3 năm, tùy theo mức độ tái phạm nặng nhẹ.
Thậm chí Bộ Y tế và Phát triển sức khỏe Nga còn đưa ra những biện pháp quyết liệt hơn. Bộ này cho rằng, cần phải thành lập hệ thống chuyên kinh doanh rượu bia, đương nhiên số lượng những cửa hàng đó rất hạn chế. Người đến mua phải xuất trình một cuốn sổ đặc biệt, trong đó ghi rõ tên tuổi, mỗi lần đến mua, nhân viên cửa hàng ghi rõ số lượng bán rượu bia và ngày tháng. Theo đề nghị của Bộ này, người ngồi sau tay lái không được uống rượu bia trước đó 24 giờ.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội cuối năm 2009, Tổng thống Nga D.Medvedev cho rằng, các biện pháp hạn chế rượu ở nước Nga trong những năm gần đây chưa đem lại kết quả thiết thực. Việc siết chặt các điều kiện về sản xuất và buôn bán rượu, hạn chế quảng cáo rượu, trừng phạt mạnh tay các lái xe trong tình trạng say rượu... vẫn chưa đủ sức răn đe, làm thay đổi cục diện đấu tranh chống nghiện rượu.
Ông tuyên bố: "Rượu ở nước Nga đã mang tính chất quốc nạn". Cần phải tiến hành cuộc đấu tranh chống nghiện rượu một cách có hệ thống và trên cơ sở lâu dài. Ông kêu gọi các cơ quan hữu trách cần nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm đấu tranh chống nghiện rượu của các nước đã từng vấp phải tình trạng như nước Nga.

  Ngô Gia Sơn (tổng hợp)